Cụ thể, trường hợp bệnh nhân 1 là nam, tên P.T.Đ, sinh năm 1979, địa chỉ tại: Nhà số 1603, chung cư Hồ Gươm, Hà Đông.
Bệnh nhân là F1 của bệnh nhân 3.634.
Ngày 11/5/2021, bệnh nhân có tham dự buổi giới dự án mới tại KĐT Hồng Hà Eco City, Tứ Hiệp Thanh Trì có bệnh nhân 3.634 cùng tham dự.
Ngày 12/5/2021, bệnh nhân được TTYT Thanh Trì lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính SARS-CoV-2 do CDC Hà Nội thực hiện.
Trường hợp 2 là nam, tên Đ.K.T, sinh năm 1981, là nhân viên kinh doanh bất động sản, địa chỉ tại CT7 chung cư Booyoung, Mộ Lao, Hà Đông.Ngày 12/5/2021 bệnh nhân được TTYT Hà Đông lấy mẫu, kết quả dương tính SARS-CoV-2.
Hà Nội: Giám đốc cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm
Trong những ngày qua tình hình dịch COVID-19 có diễn biến hết sức phức tạp và khó lường, trên địa bàn Thành phố đã xuất hiện nhiều ổ dịch hết sức phức tạp, ngoài ra trên địa bàn một số tỉnh lân cận đã ghi nhận các ca nhiễm tại một số nhà máy sản xuất quy mô lớn trong các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, có số lượng người lao động, chuyên gia hiện cư trú trên địa bàn Hà Nội thường xuyên di chuyển, giao thương hàng ngày; đây là mối nguy cơ cao lây nhiễm trong cộng đồng.
Để kịp thời ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm, bùng phát từ các ca lây nhiễm từ các tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và các tỉnh lân cận, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu:
1. Đối với người lao động, chuyên gia hiện cư trú trên địa bàn Hà Nội, làm việc tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất thuộc các tỉnh lân cận có xuất hiện ca lây nhiễm
- Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội liên hệ ngay với Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất các tỉnh lân cận để lập danh sách các đối tượng nêu trên (họ tên, chỗ ở hiện tại, số điện thoại); gửi Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã để quản lý.
- Giao UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo công an khu vực, tổ COVID cộng đồng rà soát, lập danh sách các đối tượng nêu trên (họ tên, chỗ ở hiện tại, số điện thoại) để chủ động giám sát khi xuất hiện các ca bệnh có liên quan.
- Các đơn vị kinh doanh vận tải hành khách và hàng hóa phải lập và lưu trữ danh sách phương tiện, lái xe, phụ xe, hành khách, tuyến đường và các địa điểm giao thương trong quá trình di chuyển đi và đến Hà Nội (đặc biệt đối với phương tiện vận chuyển các đối tượng nêu trên), phải khai báo y tế, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Trung ương và Thành phố.
2. Yêu cầu toàn bộ người lao động, chuyên gia, các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có hoạt động giao thương thường xuyên tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất trên địa bàn các tỉnh/thành phố khác chủ động khai báo y tế hàng ngày qua ứng dụng CNTT hoặc khai báo y tế với Trạm Y tế tại địa phương, cài đặt ứng dụng Bluezone, thực hiện nghiêm thông điệp 5K và các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 khác theo quy định.
3. Đối các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, Cụm công nghiệp trên địa bàn Thành phố Giao Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội, Sở Công thương, UBND các quận, huyện, thị xã:
- Chỉ đạo doanh nghiệp chủ động xây dựng kịch bản phòng chống dịch khi xuất hiện các ca dương tính với SARS-Cov-2 (F0) theo quy định của Bộ Y tế.
Thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch tại các doanh nghiệp thuộc phạm vi quản lý; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định và các biện pháp phòng chống dịch theo chỉ đạo của Trung ương và Thành phố.
4. Đối với người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở - Các phòng khám tư nhân, nhà thuốc trên địa bàn Thành phố khi phát hiện người dân có biểu hiện ho, sốt, khó thở,…phải lập danh sách (họ và tên, số điện thoại, chỗ ở hiện tại, thời gian đến mua thuốc) và thông báo ngay với Trạm Y tế trên địa bàn; giao Sở Y tế, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định nếu phát hiện phòng khám tư nhân, nhà thuốc không thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thành phố.
- Đối với các cơ sở khám chữa bệnh công lập và tư nhân thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; tăng cường bổ sung trang thiết bị phòng hộ cho cán bộ, y bác sĩ và nhân viên làm việc tại các cơ sở y tế, tránh để xảy ra lây nhiễm. Định kỳ xét nghiệm sàng lọc cán bộ, y bác sĩ và nhân viên tiếp xúc với những bệnh nhân nặng, có nguy cơ cao. Thủ trưởng/giám đốc cơ sở khám chữa bệnh chịu trách nhiệm nếu để xảy ra lây nhiễm.
- Yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã đẩy nhanh việc rà soát các đối tượng đi từ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, Bệnh viện K3 Tân Triều, các tỉnh/thành phố Bắc Ninh, Bắc Giang, Đà Nẵng và các vùng có dịch, lấy mẫu xét nghiệm, cách ly theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế, đặc biệt đối với trường hợp có biểu hiện bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở; báo cáo, gửi Sở Y tế tổng hợp hàng ngày. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, Nhân dân nghiêm túc thực hiện các nội dung tại Công điện này.
Kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 của hơn 7.000 người trong khu công nghiệp An Đồn - Đà Nẵng
Sáng 13/5, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC) cho hay đã có kết quả xét nghiệm 7070 mẫu tại KCN An Đồn (quận Sơn Trà).
Số mẫu này được lấy trong đêm 11 và ngày 12/5, sau khi có hàng chục ca mắc COVID-19 là công nhân làm trong KCN.Trong số 7070 mẫu, có hơn 6000 mẫu của công nhân, số còn lại của người dân xung quanh KCN.
CDC Đà Nẵng cho biết tất cả các mẫu xét nghiệm đều có kết quả âm tính với SARS -CoV-2. Lực lượng chức năng đã tiến hành phun khử khuẩn toàn bộ KCN An Đồn
Trước đó, bệnh nhân N.T.N. (nữ, 25 tuổi, trọ tại đường Nguyễn Khắc Cần, phường Nại Hiên Đông, Sơn Trà), là nhân viên tổng đài công ty CP Trường Minh (đường số 2, KCN An Đồn) nhiễm COVID-19. 32 F1 cùng chung công ty bị lây nhiễm.