Bộ NN&PTNT vừa có văn bản nhất trí với nhiều đề xuất của thành phố Hà Nội về điều chỉnh quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của từng tuyến sông có đê trên địa bàn Hà Nội. Ông Đỗ Đức Thịnh, Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội đã có cuộc trao đổi với PV Tiền Phong về nội dung này.
Ông Thịnh cho biết: Sở NN&PTNT và đơn vị tư vấn là Viện Quy hoạch Thủy lợi đã nghiên cứu và xây dựng cơ bản xong đến các nội dung thoát lũ chi tiết các tuyến sông có đê trên địa bàn thành phố theo quyết định 257 và quyết định 1821 của Thủ tướng. Cốt lõi của quyết định 257 gồm xác định khu dân cư thậm chí là số hộ ở các khu dân cư ở ngoài sông có thể được bảo vệ và tồn tại; xác định các khu dân cư phải di dời hoặc là các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều cũng phải có biện pháp để di dời. Thứ hai là, theo quy định các tuyến đê cơ bản được giữ nguyên, không xây đê bao đê bối mới. Quan điểm về thoát lũ của QĐ 257 không gian thoát lũ là từ đê bên tả sang đê bên hữu.
Được biết, theo quyết định trước đây có tới gần 2 vạn hộ dân phải di dời. Vậy theo phương án mới, số hộ dân phải di dời là bao nhiêu, thưa ông?
Từ ngày có Luật đê điều đến bây giờ Hà Nội chưa di dời được hộ dân nào trong những khu vực phải di dời. Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn về quỹ đất và mật độ dân cư ở ngoài bãi sông rất lớn. Nếu đặt vấn đề di dời, tìm quỹ đất rất khó, gây xáo trộn xã hội rất lớn.
Hiện nay Hà Nội trình khoảng hơn 2.200 hộ phải di dời. Đây rõ ràng là một con số chênh lệch khổng lồ so với quyết định trước đây là di dời khoảng 19 000 hộ dân. Đối với Hà Nội việc bảo vệ khu dân cư được tồn tại theo QĐ 257 là rất lớn. Hà Nội đưa ra phương án bảo vệ các hộ dân trong diện ở lại là làm một con đường ở bãi sông. Trên cơ sở các đê bao, đê bối cũ mình tôn lên, nối liền tuyến tạo thành một đường bao nối lại với nhau để vừa phát triển giao thông, vừa đảm bảo cho bảo vệ một mức độ cho khu dân cư ngoài bãi sông. Tuy nhiên như đã nói, cốt lõi của quyết định 257 là không xây dựng đê bao, đê bối mới.
Ngày 28/11 vừa qua, Bộ NN&PTNT có văn bản gửi UBND TP Hà Nội về thỏa thuận điều chỉnh quy hoạch và nhìn chung Bộ thống nhất một cách cơ bản, tuy nhiên vẫn vướng vào ở câu chuyện là xây dựng đường giao thông ngoài bãi.
Vậy Hà Nội xử lý vướng mắc này ra sao?
Bộ NN&PTNT đề nghị Hà Nội có ý kiến báo cáo với Thủ tướng Chính phủ hai vấn đề: thứ nhất là đối với con đường, thứ hai là đối với các khu dân cư tập trung được tồn tại ngoài đê.
Một số bãi sông có sự phát triển của khu dân cư nó khác với thống kê tổng hợp chi tiết của QĐ 257 thì phải báo cáo. Vấn đề này không lớn, có thể làm rõ được. Nhưng mà khó nhất là con đường. Bộ đề nghị xin ý kiến Thủ tướng về phương án của Hà Nội. Quan điểm chung Bộ cũng nhất trí. Vì cũng xuất phát từ thực tiễn của Hà Nội, nhằm quản lý dân cư, quản lý bãi tốt hơn, tạo bộ mặt tạo cảnh quan, phát triển kinh tế xã hội.
Bên cạnh việc mở đường ở ngoài đê, Hà Nội đã tính rất kỹ các phương án bổ sung đảm bảo thoát lũ. Ví dụ như phải nạo vét tại những bãi, những chỗ co hẹp, đảm bảo không làm giảm lưu lượng thoát lũ và làm tăng mực nước. Dự kiến phải nạo vét hơn 600 ha. Nếu làm đồng thời các giải pháp đó thì lưu lượng thoát lũ qua Hà Nội đạt khoảng 20.000 m3/giây, đảm bảo theo yêu cầu. Hà Nội đang rất cố gắng để hoàn chỉnh các phương án trình Thủ tướng và để có thể trình ra kỳ họp HĐND thành phố vào giữa năm 2019.
Một số bãi sông có sự phát triển của khu dân cư nó khác với thống kê tổng hợp chi tiết của QĐ 257 thì phải báo cáo. Vấn đề này không lớn, có thể làm rõ được. Nhưng mà khó nhất là con đường. Bộ đề nghị xin ý kiến Thủ tướng về phương án của Hà Nội. Quan điểm chung Bộ cũng nhất trí.