Gừng giúp chống ung thư, kéo dài tuổi thọ nhưng có một số người tuyệt đối không nên ăn

0:00 / 0:00
0:00
Gừng giúp chống ung thư, kéo dài tuổi thọ nhưng có một số người tuyệt đối không nên ăn
TPO - Gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ các gốc tự do khỏi cơ thể và ngăn ngừa sự oxy hóa gây hại cho tế bào. Tuy nhiên có một số người ‘đại kỵ’ với gừng, tuyệt đối không nên ăn kẻo rước bệnh vào thân.

Gừng là một trong những loại gia vị có giá trị cao nhất trên thế giới . Nó không chỉ là thực phẩm có hương vị cay độc đáo mà còn nổi tiếng với những đặc tính chữa bệnh.

Gừng giúp chống ung thư, kéo dài tuổi thọ nhưng có một số người tuyệt đối không nên ăn ảnh 1

Tác dụng của gừng

Chống viêm

Trong gừng có chứa gingerol – là một hoạt chất giúp người bệnh giảm đau một cách tự nhiên và chống viêm tế bào, ngăn ngừa loét, không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.

Cũng vì vậy, trong nhiều loại thuốc dành cho bệnh nhân viêm khớp đều có thành phần chống viêm là gừng hay là thân rễ gừng khô. Kết quả rõ rệt nhất chính là phần lớn những người dùng gừng đều có dấu hiệu giảm đau khớp và giảm sưng rõ rệt.

Ngăn ngừa ung thư

Không chỉ có khả năng chống viêm, gừng còn giúp chúng ta giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư. Theo nghiên cứu, gừng có khả năng hỗ trợ điều trị được một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư buồng trứng. Những tế bào ung thư sẽ dần biến mất khi bạn sử dụng gừng hàng ngày.

Giảm tình trạng đau đầu

Một mẹo nho nhỏ để giúp giảm tình trạng đau đầu chính là nhai một miếng gừng tươi đấy! Chỉ cần cắt ngậm một miếng gừng nhỏ có đường kính khoảng 3cm trong vòng 30 phút, chứng đau đầu của bạn sẽ được giảm một cách đáng kể.

Phòng ngừa cảm mạo

Trong những ngày lạnh giá hãy ngậm 1 lát gừng tươi, thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay tránh được cảm lạnh. Làm đều đặn điều này trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn không bị nhiễm lạnh. Đối với những người đã bị cảm, trà gừng có tác dụng giúp cơ thể toát mồ hôi, nhờ đó thải được các độc tố. Đây là cách làm dân gian nhưng đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong thời hiện đại.

Chữa rối loạn tiêu hóa

Gừng giúp hệ thống tiêu hóa làm việc tốt hơn nhờ khả năng kích thích tiết nước bọt, dịch mật, kích thích sự vận chuyển trong đường tiêu hóa. Kích thích sự sinh trưởng các loại vi khuẩn có ích trong hệ tiêu hóa, có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa do kháng sinh. Gừng cũng làm giảm bài tiết dịch vị, ức chế sự co bóp dạ dày, ức chế sự phát triển của các loại vi trùng gây bệnh dạ dày.

Giảm cholesterol và ngăn ngừa tiểu đường

Một số nghiên cứu được thực hiện ở bệnh nhân bị cholesterol cao trong máu sử dụng gừng tươi cho kết quả tương đối tốt, bệnh nhân có nồng độ cholesterol giảm rõ rệt trong máu. Bên cạnh đó, lượng đường trong máu cũng được kiểm soát.

Với hai tác dụng đồng thời này, sử dụng gừng tươi là biện pháp giúp bạn ngăn ngừa các bệnh lý vô cùng nguy hiểm và phổ biến hiện nay như: tiểu đường, cao huyết áp, béo phì,…

Đánh bay mùi hôi chân

Ngâm chân với nước gừng ấm hàng ngày, tình trạng hôi chân của bạn sẽ dần biến mất.

Cách làm: Cắt gừng thành những miếng nhỏ hoặc giã nhuyễn ra rồi đổ nước ấm vào. Sau đó thêm chút muối, dấm ăn. Cuối cùng bạn chỉ cần ngâm chân khoảng 15 phút mỗi ngày. Không chỉ giảm bớt mùi hôi chân, khi ngâm chân vào nước gừng nóng còn giúp bạn cảm giác thư thái hơn.

Tốt cho tim mạch

Các chuyên gia y tế khuyên rằng sử dụng gừng trong các bữa ăn có thể ngăn ngừa những bệnh lý về tim mạch cũng như giúp tim khỏe hơn, giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, giảm bớt tỷ lệ đột quỵ.

Gừng chữa bất lực sinh lý

Ở một số nước phương Tây và Bắc Mỹ hiện nay, người ta có xu hướng dùng gừng thay cho viagra trong việc chữa bất lực sinh lý ở cả nam và nữ. Có thể nhấm dập 1 lát gừng tươi rồi ngậm trước khi lên giường. Tác dụng tăng cường sinh lý cho cả nam lẫn nữ có thể là do khả năng tăng cường thúc đẩy lưu thông khí huyết, tăng nồng độ testosteron trong cơ thể.

Gừng giúp chống ung thư, kéo dài tuổi thọ nhưng có một số người tuyệt đối không nên ăn ảnh 2

Những người không nên ăn gừng

Người bị sốt cao

Khi có dấu hiệu sốt cao tuyệt đối không ăn gừng vì gừng có tính nhiệt càng làm cho thân nhiệt của người bệnh cao lên gây tổn thương các mạch máu, thậm chí xuất huyết.

Bệnh về gan không nên ăn gừng

Gừng có tác dụng kích thích sự bài tiết của các tế bào gan khiến cho những tế bào này bị hoại tử trong tình trạng được kích thích. Vì thế người bị bệnh viêm gan cấp và mãn tính, xơ gan không nên ăn gừng.

Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng

Gừng rất nóng có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu nên những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ không nên ăn gừng để tránh tình trạng bệnh thêm nghiêm trọng.

Không dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú

Gừng được dùng trong thời gian đầu của thời kỳ mang thai nhằm giảm các triệu chứng buồn nôn, tiết nước bọt và giảm các triệu chứng ngộ độc. Nhưng trong nửa cuối của thai kỳ nên hạn chế dùng gừng vì nó có thể làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ. Trong thời kỳ cho con bú cũng không nên ăn gừng vì nó có thể được bài tiết vào sữa mẹ gây ra chứng mất ngủ ở trẻ em.

Người bị bệnh sỏi mật

Những người bị bệnh sỏi mật cũng không nên ăn gừng vì gừng có thể khiến cho các viên sỏi kết tụ trong mật không bài tiết ra ngoài được.

Người bị cao huyết áp

Người bị cao huyết áp nếu dùng gừng có nguy cơ tử vong rất lớn. Trong Đông y, gừng có vị cay, tính ấm có thể sử dụng làm nhiều vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên, đối với những người bị bệnh huyết áp cần phải chú ý khi sử dụng gừng. Thực tế, nếu là đột quỵ hoặc có cơn cao huyết áp mà uống nước gừng nóng thì rất nguy hiểm đến tính mạng, bởi nước gừng nóng có thể gây giãn mạch, đứt mạch máu ở người huyết áp cao.

Người bị rối loạn đông máu

Đối với những người bị rối loạn đông máu, gừng thúc đẩy tuần hoàn máu, tăng cường sự lưu thông của máu và ngăn đông máu. Do đó, nó sẽ khiến bạn chảy máu nhiều, thậm chí liên tục nhất là khi bạn mắc chứng máu khó đông hoặc đang uống bất cứ loại thuốc nào làm máu chậm đông.

MỚI - NÓNG
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
Hà Nội đón mưa vừa mưa to ngắn ngày
TPO - Diễn biến khí tượng từ 19/3, không khí lạnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Đông Bắc Bộ và Hà Nội. Trong 24 đến 48 giờ tới, các chuyên gia khí tượng nhận định khu vực Thủ đô tiếp tục có nền nhiệt giảm, trời rét, kèm theo đó cục bộ có mưa vừa đến mưa to.