Góc khuất trên đảo xuất ngoại

Góc khuất trên đảo xuất ngoại
TP - Xã đảo Nhơn Lý (TP Quy Nhơn, Bình Định) cứ 10 người thì đến 9 người ra nước ngoài mưu sinh. Trong khoảng 500 người xuất ngoại có tới 450 người qua Philippines làm ăn...

> Kiếp phu trầm tha hương xứ người
> Nghiệt ngã kiếp phu trầm

Ông Hồ Văn Ba, 78 tuổi, người dân đảo Nhơn Lý, nói: “Chúng nó dắt nhau đi Phi (Philippines) gần chục năm nay rồi, đi về có tiền xây nhà đẹp thế này, nhưng mình tui ở nhà cô quạnh quá. Nay mai nhỡ ốm đau đột xuất chúng không về kịp, tui cũng không biết tính sao đây”.

Ông Nguyễn Thành Danh, Phó chủ tịch xã Nhơn Lý, thừa nhận: “Nhiều người trong làng rủ nhau đi làm ăn ở Philippines, giúp cho cuộc sống của người dân ổn định hơn, nhà cao tầng mọc lên nhiều, bộ mặt của địa phương thay đổi. Tuy nhiên, tình trạng cha mẹ kéo nhau đi làm ăn, con cái ở nhà bỏ học, số học sinh giỏi và khá, lên đại học tính đầu ngón tay”.

Khoảng 5 năm trở lại đây, xuất ngoại trở thành phong trào của người dân miền biển Nhơn Lý. Bố mẹ, anh chị em đều được thay phiên bảo lãnh đưa ra nước ngoài, ở làng còn lại ông bà già và trẻ nhỏ. Nhơn Lý thành làng xuất ngoại.

 “Việc người lao động xuất ngoại “chui” như hàng trăm người ở xã Nhơn Lý và một số xã biển khác là không nên”.  

Trên đảo, rất ít trẻ em được học hành tới nơi tới chốn. Phần lớn trẻ em đi học muộn so với tuổi, lên tới cấp hai, cấp ba là bắt đầu có chiều hướng nghỉ học đồng loạt. Học sinh theo học nghề hoặc trung cấp rất ít, đại học lại càng hiếm. Thầy Dương Trọng Ba, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nhơn Lý, cho biết: “Độ tuổi vào lớp 1 thường phải có bố mẹ ở bên chăm sóc, dạy dỗ. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh trong xã đi làm ăn xa, giao con cho ông bà, họ hàng…, nên các cháu không được quan tâm chu đáo, sức học yếu. Những em có học lực yếu, nhà trường tìm ra căn nguyên đều do bố mẹ đi vắng, nhà trường không biết cách nào để phối hợp với phụ huynh của những học sinh này”.

Tại Trường THCS Nhơn Lý, đầu năm học 2013 có 7 học sinh bỏ học, chủ yếu để theo bố mẹ qua Philippines làm thuê, số còn lại la cà quán xá, lêu lổng, tiêu tiền bố mẹ gửi về. Tại làng xuất hiện nhiều quán game, nhiều học sinh vắng bố mẹ đều nướng tiền vào game, bỏ bê học hành.

Bà Đinh Thị Nghiệp (64 tuổi, thôn Lý Chánh, xã Nhơn Lý), bà ngoại của em Nguyễn Hồ Thu Trang, nói: “Ba mẹ nó ly dị nhau cũng vì qua Phi làm ăn. Giờ ở bên đó cũng thất cơ lỡ vận, tiền về với con cũng không có, gia đình chúng nó tan nát, con thơ ở lại đây tui chỉ lo nổi cái ăn, còn học hành thì phó thác cho nhà trường”.

Theo ông Nguyễn Mỹ Quang, Phó Giám đốc Sở LĐ&TBXH tỉnh Bình Định, tỉnh có khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Lào, Campuchia…, nhiều nhất là Malaysia. Theo ông Quang, tại các địa phương miền biển, không ít người xuất ngoại theo đường không chính thống.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
'Không thể ỷ lại, bấu víu vào bầu sữa ngân sách'
TPO - Theo tờ trình mới nhất, Chính phủ đề xuất tổng các nguồn lực huy động để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035 dự kiến là hơn 256.000 tỷ đồng. Chương trình được thực hiện trong 11 năm với các giai đoạn cụ thể. Nhiều chuyên gia văn hóa khẳng định ngân sách nhà nước đầu tư cho văn hóa là vô cùng cần thiết nhưng không nên bấu víu vào “bầu sữa” ngân sách.