Gờ giảm tốc tại các khúc cua trên QL 6: Lái xe băn khoăn độ an toàn

Gờ giảm tốc tại một khúc cua trên QL 6
Gờ giảm tốc tại một khúc cua trên QL 6
TP - Gần đây, một số bạn đọc băn khoăn về các gờ giảm tốc được đặt giữa các khúc cua trên QL 6 khiến cho người điều khiển phương tiện cảm thấy không an toàn.

Cụ thể, một số ý kiến phản ánh, tại các khúc cua trên QL 6 đoạn Hà Nội – Sơn La mới đây xuất hiện các gờ nổi trên mặt đường. Các gờ nổi này nhằm mục đích giảm tốc độ phương tiện khi qua đoạn đường nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều tài xế băn khoăn về việc các gờ nổi này được bố trí dày, kéo dài suốt khúc khiến tay lái khó kiểm soát, nhất là các khúc cua này ở địa thế nguy hiểm, một bên là vực, một bên là núi. Các tài xế cho rằng, nên lắp đặt các gờ nổi này tại các vị trí trước khúc cua sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Vũ Ngọc Lăng (Vụ trưởng An toàn giao thông, Tổng cục Đường bộ - người tham mưu cho Tổng cục Đường bộ thực hiện phương án tổ chức giao thông này) khẳng định, đây là biện pháp tổ chức giao thông được phép của ngành GTVT, các nước cũng đang áp dụng.

 “Trên QL 6, tại làn đường bên phải chiều lên dốc, chúng tôi làm gờ cao dưới 6 cm nên không quá sóc. Mỗi gờ cách nhau 3-4 m cũng đảm bảo cho xe con qua gờ này mới gặp gờ khác nên không bị văng xe. Chiều xuống dốc chúng tôi cũng làm gờ nhưng giảm độ cao xuống còn 2 cm, chỉ mỏng bằng vạch sơn đường, mục tiêu để phương tiện xuống dốc không tránh gờ giảm tốc mà lần sang làn xuống dốc” – ông Lăng lý giải.

Theo ông Lăng, đây là kinh nghiệm Tổng cục Đường bộ rút ra từ việc khắc phục điểm đen tai nạn giao thông tại km 85, QL 10 trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Theo đó, đây là khúc cua thường xảy ra tai nạn nên Tổng cục Đường bộ cho làm gồ giảm tốc. Tuy nhiên, sau khi làm gồ giảm tốc tai nạn vẫn không giảm, ôtô thường xuyên lật, đến mức người dân có ruộng tại khúc cua này không dám cấy lúa. Để khắc phục, Tổng cục Đường bộ cho làm thêm gờ giảm tốc suốt khúc cua và tai nạn đã giảm hẳn.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.