Giữ hay bỏ khối u ác tính?

Giữ hay bỏ khối u ác tính?
TP - Những ngày đầu tháng Hai này, Hy Lạp lại là danh từ riêng được nhắc tới nhiều nhất tại châu Âu. Sở dĩ như vậy vì xứ sở của những câu chuyện thần thoại này vẫn tiếp tục loay hoay với mớ bòng bong nợ công - tiến trình thương lượng đầy trắc trở giữa các chính đảng trong chính phủ về những kế hoạch “thắt lưng buộc bụng”, những điều kiện ràng buộc của Eurozone (khu vực sử dụng đồng Euro), Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) để đổi lấy gói cứu trợ mới, và những cuộc biểu tình phản đối của người dân.

> Điều kiện cứu trợ Hy Lạp khó hơn

Mớ bòng bong ấy không dưới một lần gợi lên hình ảnh về một cuộc chia ly giữa Hy Lạp với Eurozone - một cuộc chia ly mà nhiều nhà phân tích cho rằng sẽ không phải là một thảm họa đối với Liên minh châu Âu (EU).

Nguy cơ vỡ nợ không còn là điều mới mẻ và Athens dường như đã quen với cảnh cận kề miệng “núi lửa”. Chỉ có điều mà người dân Hy Lạp không muốn và không thể quen để mà chấp nhận - đó là các biện pháp khắc khổ để đổi lại gói cứu trợ mà theo họ là có quá nhiều ràng buộc đi kèm của EU và IMF.

Đứng từ Athens, các gói cứu trợ nhiều tỷ euro không giúp nước này mà trái lại, các chương trình thắt lưng buộc bụng chỉ càng khiến tình cảnh của người dân thêm bi đát.

Là thành viên của Eurozone, nhưng rõ ràng tình hình của Hy Lạp không được cải thiện và họ bị buộc phải tuân thủ các điều kiện ngặt nghèo về quy định tài chính, ngân sách...?Khó khăn chồng chất khó khăn. Vì thế, khi bị dồn vào chân tường, đối với người dân Hy Lạp, ở hay chia tay với Eurozone không có nhiều ý nghĩa.

Còn với EU, một sự ra đi của Hy Lạp xem ra cũng có nhiều ý nghĩa tích cực. Trước tiên, đó là cắt bỏ một phần khối u ác tính trong lòng châu Âu. Trong con mắt của một số thành viên EU, Athens lâu nay là một cái gai cần gạt bỏ, một “mắt xích” yếu mà những nước lớn trong liên minh phải miễn cưỡng cứu trợ.

Sự có đi có lại là tất yếu và các nước cần cứu trợ phải đánh đổi bằng các cam kết siết chặt chi tiêu, củng cố sự vững mạnh của nền tài chính. Không đạt được điều này tại Hy Lạp cũng đồng nghĩa với việc EU phải cân nhắc các bước đi tiếp theo của mình để không bị mất tiền vô ích và rảnh tay lo việc nhà mình.

Hơn nữa, EU sẽ lấy bài học phá sản đau đớn này để buộc người dân nước mình phải chấp nhận các biện pháp siết chặt chi tiêu.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.