Theo ông Đặng Hoa Nam, những vụ bạo lực học sinh đau lòng diễn ra trong nhà trường thời gian gần đây xuất phát từ đạo đức của nhà giáo; từ chất lượng công tác giảng dạy, truyền đạt, giáo dục học sinh; giáo viên hoàn toàn không hiểu về quyền của trẻ em.
Theo ông Đặng Hoa Nam, quy định về bảo vệ trẻ em, hỗ trợ các trẻ em bị bạo lực, xâm hại đã có trong Luật Trẻ em và Nghị định 56 của Chính phủ. Vấn đề là cần có quy trình thống nhất để Bộ GD-ĐT hướng dẫn cho tất cả các trường học, hiệu trưởng, giáo viên, các cán bộ quản lý khác từ cấp sở…
“Khi trẻ em bị xâm hại trong trường học cũng có nghĩa trẻ em cần được bảo vệ. Nhưng nhiều nhà trường không muốn cung cấp thông tin ra bên ngoài mà tự giải quyết. Ban giám hiệu và cá nhân không thể giải quyết được những vụ việc bạo lực trẻ em, mà nên có sự phối hợp với các cơ quan cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em, cơ quan công an để nhanh chóng xác minh mức độ vi phạm.
Vì thế, Bộ GD-ĐT cần phối hợp với chúng tôi để có quy trình riêng, thống nhất trong xử lý các vụ xâm hại trẻ em tại trường học. Không thể mỗi trường hợp lại có một công văn hướng dẫn” – ông Nam nhấn mạnh.