Hơn 4.500 tỷ đồng đã được rót cho dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Sau gần 10 năm, số tiền thành đống sắt hoen gỉ, cỏ dại um tùm, “con chim đầu đàn” rơi vào cảnh thoi thóp đòi “bơm” vốn tiếp…
Nhà máy Đạm Ninh Bình được đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng vừa đi vào hoạt động đã hỏng hóc, gây ô nhiễm môi trường. Tới nay, đã có 400/1.000 công nhân phải nghỉ việc. Nhà máy càng sản xuất càng lỗ và hiện đã lỗ luỹ kế lên tới hơn 2.000 tỷ đồng.
Sẽ có gần 7 nghìn tỷ đồng nữa được “đổ” vào Cảng Cái Mép - Thị Vải để nâng cấp luồng lạch cho tàu vận tải siêu trọng ra vào trong nỗ lực nhằm cứu nơi đây thoát cảnh “đói” hàng. Trong khi các chuyên gia cảnh báo nguồn ngân sách đang hạn hẹp, nợ công đang đụng trần nên phải xem xét kỹ lưỡng.
Đầu tư tới 7.000 tỷ đồng nhưng sau hơn một năm đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ (Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí - PVTex) phải tạm dừng hoạt động, 2.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu gần như mất.
Hai nhà máy sản xuất cồn Ethanol được đầu tư với quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, một nhà máy đã đóng cửa, nhà máy còn lại hoạt động cầm chừng. Hàng trăm công nhân kỹ sư thất nghiệp lâm vào cảnh khốn khó.
Những đại dự án đang thoi thóp này sẽ đi về đâu? Lối thoát nào cho những dự án này? Đó là những câu hỏi dứt khoát phải đặt ra và cần phải được trả lời thấu đáo, thuyết phục.
14h chiều nay, 20/5, báo Tiền Phong tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến “Lối thoát cho những đại dự án đang thoi thóp” với sự tham gia của các vị khách mời:
1. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế
2. Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng viện Chiến lược phát triển
3. Ông Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phản biện Kinh tế
4. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế
5. Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng
Kính mời bạn đọc đặt câu hỏi với các vị khách mời.
Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu
DANH SÁCH KHÁCH MỜI
-
Chuyên gia kinh tế
-
Nguyên Viện trưởng viện Chiến lược phát triển
-
Vụ phó Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư
-
Chuyên gia kinh tế
-
Nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng
Hàng loạt dự án, đại dự án với tổng mức đầu tư hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng đang bộc lộ quá nhiều bất cập trên nhiều phương diện, nhất là hiệu quả kinh tế rất đáng lo ngại. Thậm chí có dự án “đắp chiếu, trùm mềm” nguy cơ thành sắt vụn…
Hơn 4.500 tỷ đồng đã được rót cho dự án mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2. Sau gần 10 năm, số tiền thành đống sắt hoen gỉ, cỏ dại um tùm, “con chim đầu đàn” rơi vào cảnh thoi thóp đòi “bơm” vốn tiếp… XEM CHI TIẾT
Nhà máy Đạm Ninh Bình được đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng vừa đi vào hoạt động đã hỏng hóc, gây ô nhiễm môi trường. Tới nay, đã có 400/1.000 công nhân phải nghỉ việc. Nhà máy càng sản xuất càng lỗ và hiện đã lỗ luỹ kế lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. XEM CHI TIẾT
Sẽ có gần 7 nghìn tỷ đồng nữa được “đổ” vào Cảng Cái Mép - Thị Vải () để nâng cấp luồng lạch cho tàu vận tải siêu trọng ra vào trong nỗ lực nhằm cứu nơi đây thoát cảnh “đói” hàng. Trong khi các chuyên gia cảnh báo nguồn ngân sách đang hạn hẹp, nợ công đang đụng trần nên phải xem xét kỹ lưỡng. XEM CHI TIẾT
Đầu tư tới 7.000 tỷ đồng nhưng sau hơn một năm đưa vào hoạt động Nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ (Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu khí - PVTex) phải tạm dừng hoạt động, 2.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu gần như mất. XEM CHI TIẾT
Hai nhà máy sản xuất cồn Ethanol được đầu tư với quy mô hàng nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, đến nay, một nhà máy đã đóng cửa, nhà máy còn lại hoạt động cầm chừng. Hàng trăm công nhân kỹ sư thất nghiệp lâm vào cảnh khốn khó. XEM CHI TIẾT
Những đại dự án đang thoi thóp này sẽ đi về đâu? Lối thoát nào cho những dự án này? Đó là những câu hỏi dứt khoát phải đặt ra và cần phải được trả lời thấu đáo, thuyết phục.
14h chiều nay, 20/5, báo Tiền Phong tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến “Lối thoát cho những đại dự án đang thoi thóp” với sự tham gia của các vị khách mời:
1. TS Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế
2. Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng viện Chiến lược phát triển
3. Ông Tăng Ngọc Tráng - Vụ phó Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư
4. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế
5. Ông Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Đại học Xây dựng
Mở đầu buổi giao lưu, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, nhà báo Lê Xuân Sơn cho biết:
"Thời gian vừa qua, truyền thông phản ánh tình trạng nhiều dự án có vốn đầu tư hàng nghìn, hàng chục nghìn tỷ đồng, có dự án dở dang có dự án đi vào hoạt động một thời gian thì ngắc ngoải thậm chí đắp chiếu. Nhiều dự án đang hấp hối chờ phá sản.
Vệt bài 9 kì của Tiền Phong, chỉ là một lát cắt điểm mặt các dự án dạng này, trong khi thực tế còn nhiều đại dự án khác cũng đang trong tình cảnh tương tự…
+ Tìm lối thoát cho những đại dự án kém hiệu quả.
+ Phân tích đâu là nguyên nhân chính, nguyên nhân sâu xa đẩy các đại dự án này đứng bên bờ phá sản để đưa ra những khuyến cáo, bài học cũng như kinh nghiệm cho những đại dự án đang và sắp triển khai.
Mong muốn góp một cách nhìn, cùng mổ xẻ vấn đề trong quỹ thời gian hạn hẹp, chúng tôi hi vọng những thông tin được nêu lên trong cuộc giao lưu này thực sự đáng quý và bổ ích giúp các cơ quan chức năng có cơ sở để ra những quyết định, đúng và trúng giải quyết hiệu quả thực trạng, lấy lại lòng tin cho người dân và nhà đầu tư.
Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, nhà báo Phùng Công Sưởng
Phó Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết: "Trong 2 tuần qua, báo Tiền Phong đã triển khai loạt bài trên toàn quốc, điểm danh các dự án (ít thì 500 tỷ, nhiều thì 12.000 tỷ đồng) lâm vào cảnh khốn khó.Nhìn chung, các dự án đều có một số đặc điểm nhận dạng, bộc lộ ra hậu quả về vốn đầu tư, thiệt hại về kinh tế, về lao động, gây bức xúc xã hội.
Với thời gian hạn hẹp, chúng tôi mong muốn các chuyên gia, nhà quản lý có những đóng góp, thảo luận về nguyên nhân thất bại của các dự án trên, trong đó có vấn đề nợ và nguy cơ mất vốn.
Thay mặt Ban Biên tập báo Tiền Phong, cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến các chuyên gia đã dành thời gian tới tham dự buổi giao lưu, đóng góp ý kiến".
Ông Tăng Ngọc Tráng - Vụ phó Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư
Ông Tăng Ngọc Tráng - Vụ phó Vụ Giám sát và thẩm định đầu tư, Bộ Kế hoạch Đầu tư cho biết: Các dự án được báo Tiền Phong “điểm danh” phần lớn được quyết định đầu tư trong giai đoạn phân cấp đầu tư rất lớn cho các bộ ngành, địa phương và doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Các dự án này Bộ KHĐT không tổ chức thẩm định.Quan điểm cá nhân của tôi, để xử lý các dự án này, cần tổ chức đánh giá toàn diện. Khi đánh giá lại, ta có thể làm rõ được nguyên nhân dẫn tới việc đầu tư không hiệu quả là do đâu, trách nhiệm cụ thể của các bên liên quan trong việc lập dự án, thẩm định, quyết định đầu tư và tổ chức thực hiện dự án. Ta cần làm rõ chi phí đã bỏ ra, chi phí tiếp tục bỏ ra so với lợi ích dự án mang lại. Trên cơ sở đó, ta mới có thể có được phương án cụ thể với từng dự án, không thể có biện pháp chung giải quyết cho tất cả các dự án.
Về bài học rút ra từ các đại dự án “thoi thóp”, theo tôi, chúng ta phải tiếp tục đẩy mạnh việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đối với các lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm giữ. Ngoài ra, chúng ta cần tăng cường công tác tiền kiểm và hậu kiểm để đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.
Chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh
Chuyên gia Kinh tế Lê Đăng Doanh bày tỏ: "Tôi rất hoan nghênh sáng kiến và loạt bài của báo Tiền Phong đã điểm danh 10 dự án “đắp chiếu”, mà trong kinh tế học gọi là “Zombie” (xác sống). Tôi đề nghị báo Tiền Phong với sự hợp tác của các cơ quan, chuyên gia tiếp tục bổ sung danh sách các dự án này.Ví dụ có các dự án làm đường vay tiền ngân hàng để xây dựng, chưa được 5 năm đã bắt đầu phải sửa chữa. Khi sửa chữa tăng thêm chi phí, vay thêm tiền, chưa trả được món nợ cũ đã bổ sung nợ mới.
Hay các dự án BOT trên đường giao thông. Nhà nước đã vay tiền, làm nền, xây dựng, đến BOT thì giao cho một tư nhân, chỉ láng nhựa ở trên nhưng lại được quyền thu phí. Một con đường mà phí nặng nề như vậy nhưng sau đó lại nát như xương gà, bị nhăn nhúm...
Chung quy lại, chúng ta phải nhận định: tại sao số những dự án kém hiệu quả như vậy lại tăng lên ghê gớm trong 10 năm qua? Có phải nó gắn với phân cấp hay không?
Xem lại các dự án mà báo Tiền Phong "điểm danh", nó khác với thông lệ quốc tế ở chỗ trách nhiệm giải trình, công khai minh bạch, trách nhiệm cá nhân. Anh dùng tiền của nhà nước thì cũng phải giải trình xem dự án anh như thế nào, ai chịu trách nhiệm, ai duyệt, hiệu quả là gì.
Người thường làm sai bị bỏ tù, nhưng ở đây có nhiều dự án thiệt hại tới hàng chục nghìn tỉ mà không có ai bị làm sao cả, thậm chí còn lên chức.
Anh muốn trả nợ thì nguồn thu phải vượt ngân sách. Nhưng đây nợ anh chưa trả, lãi anh chưa trả nhưng anh lại vay nữa. Như thế không có ngân sách nào chịu nổi, không có nhà nước nào chịu nổi.
Tất nhiên bên cạnh các dự án này cũng có các dự án hiệu quả, như đạm Phú Mỹ, đạm Cà Mau... Như vậy, bên cạnh việc nêu lên các dự án Zombie hì chúng ta cũng nên nêu lên các dự án có hiệu quả. Tôi kiến nghị có những cải cách mạnh mẽ để chấm dứt tình trạng này.
Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành
Chuyên gia Kinh tế Bùi Kiến Thành đánh giá: "Nguyên nhân đầu tư thế nào để gây nên tình trạng vậy. Theo tôi, đây không phải vấn đề cá nhân mà vấn đề quản lý kinh tế. Ví dụ như gang thép Thái Nguyên, ban đầu đưa ra dự án với chi phí thấp để được phê duyệt nhưng sau đó lại nâng lên. Đây không phải vấn đề riêng của Thái Nguyên, nếu nhìn chung chúng ta thấy rất nhiều trường hợp như vậy.Vấn đề nữa là tư duy, làm ra sản phẩm không tính tới vấn đề giá thành, hiệu quả kinh tế. Liệu hiệu quả thực sự của gang thép Thái Nguyên có được nghiên cứu không hay lại đưa ra con số nhỏ để được phê duyệt đã rồi mới từ từ nâng lên. Nhà máy có hoạt động được hay không, có bán được sản phẩm hay không, dường như không phải vấn đề.
Ngoài ra ai là người duyệt các dự án, ai giám định? Đây không phải là chỉ vấn đề phân cấp. Điểm chung là có công khai minh bạch hay không, nếu như vậy thì có đụng chạm ai hay không, trách nhiệm của ai. Nhiều khi không phải ai trốn tránh thế nào mà là trách nhiệm này là của tập thể.
Có thể nói nguyên nhân dẫn tới thực trạng này là tư duy công lao của cá nhân nhưng trách nhiệm tập thể nên không ai chịu trách nhiệm cả. Để xử lý vấn đề chúng ta phải bắt nguồn từ đào tạo nhân lực. Đặt người có đúng chỗ hay không, người đó được đào tạo ra sao, có thực sự đủ tầm và đủ tài để làm việc hay không".
Ông Nguyễn Văn Hùng - nguyên Hiệu trưởng trường đại học Xây Dựng
Ông Nguyễn Văn Hùng- nguyên Hiệu trưởng trường đại học Xây Dựng nhận định: “Theo tôi, những đại dự án “thoi thóp” do lỗi hệ thống. Dự án trước tiên phải quy hoạch. Quy hoạch xuất phát từ nhu cầu. Lập dự án tiền khả thi trách nhiệm ai, trách nhiệm thế nào, sau đó mới đi vào dự án chi tiết.Tôi cho rằng cơ chế xin cho là nguy hiểm. Nếu chúng ta không tách doanh nghiệp ra khỏi các bộ, nếu chúng ta không minh bạch về quy trình, về trách nhiệm, nếu không cải tiến về hệ thống thì hỏng.
Có lẽ phải ra luật đầu tư chi tiết. Tôi hy vọng những dự án này là bài học, giúp cho chúng ta phát triển".
Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phản biện Kinh tế
Ông Lưu Bích Hồ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Phản biện Kinh tế đánh giá: "Tôi thấy những dự án mà báo Tiền Phong "điểm danh" chỉ là một phần nhỏ trong những dự án chúng ta mắc kẹt. Nhưng đây đúng là những điển hình của đầu tư, đầu tư kém hiệu quả, đặc biệt đầu tư công kém hiệu quả…Theo tôi, đã đến lúc phải tổng rà soát lại các dự án chứ không phải để báo chí rà soát, báo chí đi tiên phong, là động lực nhưng báo chí chỉ là một phần.
Những dự án nào sửa được thì phải tìm cách rà soát, cơ cấu lại, những dự án nào phải chấm dứt thì thà mất còn hơn để mất tiếp".
- 1. Thời gian: Thứ sáu, ngày 20/05/2016 - 10:56
- 2. Địa điểm: Trụ sở Báo Tiền Phong
Chuyên gia lý giải thế nào về việc hàng loạt dự án do nhà thầu Trung Quốc triển khai tại Việt Nam đang bị bỏ dở hoặc hỏng hóc…nhưng chúng ta vẫn tiếp tục hợp tác? Điển hình như nhà máy gang thép Thái Nguyên; Nhà máy đạm Ninh Bình; Nhà máy nhiệt điện Phả Lại, Uông Bí….?
Do thiếu vốn, nên một số công trình đã tìm cách vay vốn từ Trung Quốc. Trung Quốc có quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho vay để xuất khẩu trang thiết bị, nguyên vật liệu, dịch vụ tư vấn, dịch vụ giám sát, dịch vụ thi công của Trung Quốc.
Họ luôn luôn chào dự án đầu tư cực thấp và vì vậy, nhà đầu tư Trung Quốc luôn luôn thắng thầu. Sau khi thắng thầu, một số đối tác Trung Quốc thi công rất chậm trễ, liên tục nâng giá làm cho phía Việt Nam phải "đâm lao theo lao".
Phát biểu kết thúc buổi giao lưu, Phó Tổng Biên tập báo Tiền Phong, nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết: "Tại buổi giao lưu, các vị khách mời đã bày tỏ những ý kiên tâm huyết trước thực trạng những đại dự án “thoi thóp”. Chúng tôi nhận được rất nhiều ý kiến ý nghĩa từ các chuyên gia, với các góc nhìn chung và riêng, cũng như những thông tin từ đại diện Bộ Kế hoạch và đầu tư. Buổi giao lưu góp phần cung cấp thêm những thông tin mới để cơ quan quản lý thẩm định, đề xuất tham mưu với Chính phủ, đưa ra cách giải quyết tốt nhất cho các dự án đang "thoi thóp".
Vừa qua, báo Tiền Phong có loạt bài phản ánh việc hàng loạt các doanh nghiệp lớn lâm vào cảnh khốn khó như những ‘đại bàng gãy cánh’. Theo ông đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng trên? Trách nhiệm của cơ quan chức năng trước thực trạng này?
Tình trạng đầu tư kém hiệu quả, "đại bàng gãy cánh" có thể có nhiều nguyên nhân. Có nguyên nhân về đánh giá sai lầm diễn biến thị trường, đầu tư sai mặt hàng, sai về công nghệ dẫn đến thua lỗ. Song, đối với đầu tư từ ngân sách Nhà nước thì ngoài những nguyên nhân về biến động thị trường, biến động tỉ giá, sai lầm về công nghệ... còn có nguyên nhân lợi ích nhóm, tham nhũng, tư lợi, lạm dụng chức quyền.
Chính vì vậy, cần cải cách toàn bộ quy chế đầu tư công, thực hiện công khai minh bạch, trách nhiệm giải trình, trách nhiệm cá nhân. Nếu cần, có thể chuyển giao các cơ quan điều tra để xem xét trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự (nếu có).
Thưa ông, vừa qua có ý kiến cho rằng nếu việc thu hút đầu tư kiểu "trên trải thảm, dưới trải đinh" có thể khiến doanh nghiệp "chết giữa đường"? Điều này có đúng không hay chỉ là ngụy biện của các doanh nghiệp cho sai lầm trong chiến lược đầu tư?
Một số địa phương đã cải cách bộ máy và thu hút đầu tư có hiệu quả nên không để xảy ra tình trạng này như Đà Nẵng, Đồng Tháp và Thái Nguyên.
Thưa ông Tăng Ngọc Tráng, chủ đầu tư một dự án đã từng nói rằng, mặc dù khi hoàn thành, đưa vào sử dụng có thể không mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, nhưng lại có hiệu quả rất lớn về mặt xã hội khi tạo ra hàng nghìn công ăn việc làm cho người lao động, ông thấy sao về quan điểm này?
Quan điểm trên là không hoàn toàn chính xác. Ít nhất các dự án phải đảm bảo hòa vốn, thì việc tạo công ăn việc làm cho người lao động mới mang tính bền vững. Nếu dự án càng làm càng lỗ, sẽ không mang lại công việc bền vững cho người lao động.
Theo ông, có nên đặt vấn đề trách nhiệm của những người đã tạo ra dự án này?
Có nhiều khâu, vấn đề quy trách nhiệm phải rà soát từng khâu xem hỏng từ khâu nào.
Theo ông, khả năng phục hồi và khai thác hiệu quả của những dự án "thoi thóp" đến đâu. Nếu có thì dự án nào có thể sống dậy?
Với những dự án đã rơi vào tình cảnh này thì hầu như khả năng phục hồi và khai thác hiệu quả là rất ít, chỉ có thể giải quyết để bớt thiệt hại hơn.
Ông Lê Đăng Doanh: "Tình trạng có nhiều dự án đầu tư tốn kém nhưng không có hiệu quả, để lại nợ, tăng thêm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, tác động tiêu cực về mặt kinh tế - xã hội... là rất nghiêm trọng và cần có phương án cải cách cơ bản về quy chế, khung pháp lý đầu tư công của Nhà nước. Mỗi dự án có đặc tính kinh tế, kỹ thuật, xã hội khác nhau. Vì vậy, cần lập hội đồng đánh giá từng đề án, đề xuất phương án giải quyết, kể cả phương án bán dự án cho kinh tế tư nhân tiếp nhận để đầu tư thêm.
Tùy thuộc vào tình hình thị trường, năng lực cạnh tranh mà kiến nghị Chính phủ có phương án xử lý thích hợp. Cương quyết không đầu tư thêm vốn Nhà nước để cứu các dự án kém hiệu quả với bất kì giá nào".
Hiện nay nhiều dự án giãy chết nhưng không có người đứng ra chịu trách nhiệm, ngoài ra những dự án này lại phụ thuộc vào người nước ngoài, vậy chúng ta phải rút kinh nghiệm gì cho những dự án trong tương lai?
Việc triển khai dự án có mức đầu tư lớn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Những dự án này cần phải có cá nhân, tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm khi triển khai. Hiện nay, có thông tin một số nhà thầu Trung Quốc loppy (vận động hành lang) rất mạnh tay, chính vì thế họ chiếm được nhiều dự án không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước khác. Đối với dự án nhiệt điện sông Hậu 1, doanh nghiệp trong nước chưa đảm nhiệm được là phần tua bin và máy phát, các phần việc khác họ có thể triển khai được.
Việc một số địa phương thu hút đầu tư ồ ạt có phải tín hiệu tích cực hay chỉ là chạy theo hình thức, thưa ông?
Đấy là bệnh phong trào, bệnh thành tích và có khi là lợi ích cục bộ, và có khi là tư duy nhiệm kỳ.
Tình trạng nhiều dự án thoi thóp như hiện nay sẽ dẫn đến những hệ luỵ gì, thưa ông?
Hệ lụy rõ ràng nhất là làm hao hụt không ít vốn nhà nước, tăng thêm tình trạng đầu tư kém hiệu quả. Bên cạnh đó, kéo theo những khó khăn cho quản lý nhà nước, khó khăn trong vấn đề giải quyết lao động không có việc làm, khó khăn trong vấn đề bảo vệ môi trường.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: Những hệ lụy của những dự án "đắp chiếu" hay những "xác sống" này, là rất nghiêm trọng. Về mặt tài chính, nó làm tăng thêm gánh nặng nợ nần của ngân sách Nhà nước. Về mặt kinh tế, dự án kém hiệu quả làm tăng thêm chi phí của toàn bộ ngành kinh tế. Về mặt xã hội, đầu tư kém hiệu quả không tạo được việc làm, sẽ làm tăng nguy cơ thất nghiệp đối với lực lượng lao động đã được đào tạo. Tình trạng này góp phần tăng tham nhũng và làm giảm niềm tin của xã hội. Vì vậy, cần phải thay đổi cơ bản cơ chế đầu tư công của Nhà nước.
Theo lãnh đạo nhà máy đạm Ninh Bình cho biết, hoạt động từ năm 2012 tới nay đã lỗ tới 2.000 tỷ đồng. Theo tính toán sơ bộ mỗi năm nhà máy này lỗ tới trên 500 tỷ đồng, trong khi số tiền chi trả lương cho cán bộ công nhân chỉ rơi vào khoảng 60 tỷ đồng/năm. Theo đó nhà máy này càng sản xuất càng lỗ, ông cho biết nên dừng hay tiếp tục duy trì hoạt động nhà máy này?
Theo tôi nên rà soát đánh giá lại bởi một hội đồng chuyên gia khách quan xem nên chọn phương án nào thì có hiệu quả. Nếu xét thấy tiếp tục vận hành khai thác nhà máy là có hiệu quả thì cần huy động các nguồn vốn khác nhau, kể cả xã hội hóa.
Được biết, hiện nay có nhiều dự án lớn có mức đầu tư lên tới vài chục nghìn tỷ đồng với chủ trương nội địa hóa. Thế nhưng những dự án này vẫn rơi vào tay người nước ngoài. Dư luận cho rằng, một số cá nhân không quan tâm đến việc chế tạo sản xuất mà chỉ nhăm nhăm “bán cái ăn hoa hồng”. Ông đánh giá thế nào về thực trạng này?
Dự án Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam hoang tàn sau khi đã tiêu tốn hàng ngàn tỷ đồng tiền ngân sách cần được giải quyết như thế nào?
Theo tôi nên xã hội hóa dự án này trong đầu tư và khai thác trên cơ sở mục tiêu và chức năng của khu ấy.
Để các dự án nghìn tỷ ngắc ngoải, thoi thóp chờ chết…vậy trách nhiệm thuộc về ai?
Theo tôi nên rà soát các dự án "thoi thóp" và quy trách nhiệm từ người thẩm định từng khâu và người thực hiện từng khâu, người đề xuất, người lập, người phê duyệt và người giám sát, người thực hiện dự án, người quản lý dự án, người khai thác dự án. Phải đề cao tính công khai minh bạch và có sự đóng góp phản biện của những cá nhân liên quan.
Những đại dự án với tổng mức đầu tư hàng ngàn, hàng chục ngàn tỷ đồng đang bộc lộ quá nhiều bất cập trên nhiều phương diện, nhất là hiệu quả kinh tế rất đáng lo ngại, có phải do chính sách chưa phù hợp hay nguồn vốn đầu tư ‘đứt quãng’? Chúng ta nên dừng hay triển khai tiếp?
Cốt lõi của vấn đề của các dự án đang gặp khó khăn là do khâu nghiên cứu khả thi không được thực hiện nghiêm túc, ước toán vốn đầu tư không đầy đủ, lựa chọn công nghệ không phù hợp, sản phẩm không phù hợp, lựa chọn các nhà thầu thiếu năng lực, cần phải giám định từng trường hợp một mới có thể quyết định được việc nên dừng hay triển khai tiếp.
Thường thì mỗi dự án kinh tế, vấn đề đầu ra sản phẩm rất quan trọng nhưng khi dự án vận hành thì không bán được sản phẩm, dự án lâm vào cảnh khốn khó, nhà máy phải đóng cửa. Thưa ông, nguyên nhân có phải do việc thẩm định dự án còn hay do khách quan của thị trường?
Để xảy ra tình trạng những đại dự án thoi thóp, phải chăng công tác nghiên cứu, thẩm định của ta còn đang hạn chế?
Đúng thế, còn nhiều hạn chế mặc dù chúng ta đã có nhiều cố gắng để thực hiện theo đúng quy trình thẩm định nhưng hạn chế chính lại là ở năng thực thẩm định. Trong đó, không tập hợp được hết các chuyên gia và thông tin có liên quan tới việc thẩm định. Ở đây, cũng có những trường hợp không theo đúng quy định làm theo những quan hệ hoặc sự chỉ đạo nào đó mà không bảo đảm được tính khách quan, trung thực.
Đề phòng ngừa các dự án nghìn tỷ rơi vào tình trạng tương tự, ngày 29/12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 1791/QĐ-TTg để giúp các doanh nghiệp trong nước làm chủ khoa học công nghệ, tránh phụ thuộc vào nước ngoài. Tại Quyết định 1791: Chính phủ đã phê duyệt cơ chế thực hiện thí điểm thiết kế chế tạo trong nước thiết bị các nhà máy nhiệt điện giai đoạn 2012 -2025. Cụ thể sẽ triển khai tại 3 dự án nhiệt điện Quảng Trạch 1; sông Hậu 1 và Quỳnh Lập 1 với mục tiêu: Bảo đảm giá trị công tác tư vấn trong nước thực hiện đạt không dưới 40% cho dự án thứ nhất (dự án Quảng Trạch 1); Không dưới 60% cho dự án thứ 2 (dự án sông Hậu 1); Không dưới 80% cho dự án thứ 3 (dự án Quỳnh Lập 1). Mỗi dự án có tổng mức đầu tư khoảng 2 tỷ USD (tương đương với 44.000 tỷ đồng). Tuy nhiên thời gian vừa qua, nhiều tờ báo phản ánh tình trạng một số dự án nhiệt điện trên tiếp tục chuyển các gói thầu cho người nước ngoài, trong khi nhiều doanh nghiệp trong nước có thể đảm nhiệm được nhiều gói thầu phụ điển hình như hệ thống lò hơi, cẩu trục, kết cấu thép…Tiến sỹ đánh giá về việc này như thế nào?
Từ những dự án như nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy gang thép Thái Nguyên… đã minh chứng cho chúng ta thấy, khi người nước ngoài rút đi là dự án ngắc ngoải, thoi thóp hấp hối. Chính vì thế Chủ phủ đã phòng ngừa những đại dự án khác có thể xảy ra tình trạng tương tự nên đã ban hành Quyết định 1791 để thúc đẩy nội lực trong nước, tránh bị phụ thuộc.
Vừa qua, tôi đã đọc một số bài báo đề cập đến nhà máy nhiệt điện sông Hậu 1, điều đáng buồn các gói thầu lớn đều rơi vào tay người nước ngoài, điều này cho thấy, chúng ta tiếp tục bị lệ thuộc, tiếp tục gia công làm thuê. Tôi thấy buồn vì một số người lại có tư tưởng đi làm thuê thì bao giờ đất nước mới phát triển được. Hiện nay trong nước có nhiều doanh nghiệp cả khả năng đảm nhiệm được nhiều phẩn việc, và thực tế đã triển khai tại một số công trình lớn như thuỷ điện Sơn La, Lai Châu. Thế nhưng một điều “khó hiểu” là tại sao, các gói thầu mà doanh nghiệp trong nước đảm nhiệm được vẫn rơi vào tay người nước ngoài.
Về việc này cơ quan chức năng cần xem xét đến chuyện có hay không “lợi ích nhóm” tại các đại dự án này. Để thúc đẩy nội lực trong nước, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ về tài chính, hỗ trợ về khoa học công nghệ cho các doanh nghiệp làm ăn chân chính có năng lực, như thế mới tránh được cảnh phụ thuộc và tránh bị đắp chiếu chờ chết như nhà máy đạm Ninh Bình, nhà máy gang thép Thái Nguyên.
Khi nhà máy hoạt động thua lỗ, công tác bảo đảm quyền lợi cho người lao động bị sa thải như thế nào thưa ông?
Quyền lợi của người lao động dựa theo hợp đồng lao động và các quy định về luật lao động. Một doanh nghiệp thua lỗ phải đi đến phá sản và thanh lý thì doanh nghiệp và cộng đồng người lao động cũng cùng chung một số phận, không còn cách nào khác được.
Nhà máy Đạm Ninh Bình (Cty TNHH Một thành viên Đạm Ninh Bình, Tập đoàn Hóa chất Việt Nam - Vinachem) được đầu tư lên đến 12.000 tỷ đồng vừa đi vào hoạt động đã hỏng hóc, gây ô nhiễm môi trường. Tới nay, đã có 400/1.000 công nhân phải nghỉ việc. Nhà máy càng sản xuất càng lỗ và hiện đã lỗ luỹ kế lên tới hơn 2.000 tỷ đồng. Các ông đánh giá thế nào về sự việc này và giải pháp để tìm “lối thoát” cho những đại dự án đang thoi thóp” như thế này?
Vấn đề của nhà máy Đạm Ninh Bình cốt lỗi xuất phát từ nghiên cứu và lựa chọn công nghệ quá lạc hậu, đưa đến giá thành sản xuất cao đồng thời gây ô nhiễm môi trường trầm trọng. Trong một nền kinh tế thị trường, một doanh nghiệp không có năng lực đưa ra những sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường thì tất nhiên phải đi đến phá sản. Đấy là quy luật của nền kinh tế thị trường.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: "Nhà máy Đạm Ninh Bình sau 4 năm hoạt động đã thua lỗ lũy kế 2.000 tỷ đồng. Trong khi đó, nhà máy Đạm Phú Mỹ và nhà máy Đạm Cà Mau hoạt động có hiệu quả. Vấn đề của nhà máy Đạm Ninh Bình là sử dụng công nghệ quá cũ (khí hóa than), công nghệ Trung Quốc lạc hậu, giá thành cao, chất lượng sản phẩm thấp nên khó có khả năng cạnh tranh được trên thị trường dưới điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu sắc.
Theo tôi, cần lập một hội đồng độc lập đánh giá hiệu quả của nhà máy Đạm Ninh Bình, đề xuất phương án xử lý về mặt công nghệ, đề xuất khả năng cổ phần hóa, thu hút đầu tư tư nhân. Trên cơ sở đó, cần xem xét trách nhiệm của những người đã đề xuất, quyết định, thực hiện đề án kém hiệu quả này".
Nếu được “kê đơn” cho từng dự án, ông sẽ làm gì?
Tất cả mọi dự án đều phải bắt đầu bằng nghiên cứu khả thi nghiêm túc, phải nghiên cứu về công nghệ tối ưu, được tính toán đầy đủ về đầu tư và vốn lưu động, cuối cùng là sản phẩm phải đáp ứng nhu cầu của thị trường và đủ sức cạnh tranh cùng những sản phẩm từ nước ngoài cũng như trong nước.
Sự thành công hay thất bại còn tùy thuộc vào khả năng điều hành của lãnh đạo doanh nghiệp, người có đủ tâm và tầm.
Theo ông, chúng ta phải làm gì để tránh những dự án không hiệu quả tiếp tục diễn ra?
Theo tôi, mỗi dự án phải bắt đầu bằng bản nghiên cứu khả thi một cách nghiêm túc, nếu không khả thi thì không làm, đừng có vì những lý do gì khác mà cứ thúc đẩy các dự án chưa được nghiên cứu đầy đủ về lợi ích kinh tế và điều kiện của thị trường để dẫn tới vấn đề không hiệu quả.
Nói rộng ra hoạt động kinh tế là của cộng đồng doanh nghiệp. Nhà nước cần phải tạo điều kiện để doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp nhà nước chỉ làm những gì mà cộng đồng doanh nghiệp tư nhân chưa làm được chứ không phải là đầu tư để cạnh tranh với lĩnh vực kinh tế tư nhân.
Chuyên gia Lê Đăng Doanh
Chuyên gia Lê Đăng Doanh: "Chúng ta cần thay đổi hệ thống pháp luật, thể chế Nhà nước về đầu tư công. Thực hiện công khai minh bạch, xác định rõ trách nhiệm giải trình, chế độ trách nhiệm cá nhân trong toàn bộ quá trình đề xuất, xét duyệt, quyết định dự án đầu tư công. Những dự án nào không có hiệu quả, có sai phạm cần xác định rõ trách nhiệm cá nhân.Về lâu dài, nên hạn chế quy mô đầu tư của Nhà nước; thực hiện vai trò Nhà nước, tổ chức kêu gọi đầu tư, giám sát đầu tư hoặc thu hút nhiều hơn đầu tư tư nhân để Nhà nước thực sự trở thành người lái thuyền chứ không phải người chèo thuyền, lại càng không nên là "vừa đá bóng vừa thổi còi"".