Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất 24/11/2017 14:44 Các vị khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến "An ninh bệnh viện - Nỗi lo không chỉ của nhân viên y tế" 1. Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) 2. Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai 24/11/2017 14:45 24/11/2017 14:49 Mở đầu buổi giao lưu trực tuyến với chủ đề "An ninh bệnh viện - Nỗi lo không chỉ của nhân viên y tế", Nhà báo Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng TKTS báo Tiền Phong cho biết: Theo một số liệu thống kê từ đầu năm 2017 đến nay có 84 vụ trong đó có 39 vụ gây rối trật tự trong bệnh viện, 25 vụ hành hung nhân viên y tế, 9 vụ truy sát bệnh nhân đang điều trị tại bệnh viện, 15 vụ huỷ hoại tài sản của bệnh viện. Những số liệu trên thực tế chỉ là phần nổi của tảng băng chìm vì còn nhiều nhiều vụ mà vì những lý đó khách quan hay chủ quan chưa được thống kê đầy đủ. Còn hàng nghìn vụ việc mà mức độ hành hung hay nhục mạ nhân viên y tế chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, hoặc được dàn xếp làm "êm đi" hoặc vì nhiều lý do nên người bị hại không khiếu kiện, tố cáo. Còn một nguyên nhân nữa rất quan trọng dẫn đến tình trạng thầy thuốc bị hành hung, chính là do pháp luật vẫn còn chưa đủ sức răn đe đối với các đối tượng manh động trong một môi trường hết sức đặc biệt – là nơi mà mọi hoạt động cần nhằm một mục đích duy nhất là cứu chữa bệnh nhân. Trong các vụ việc hành hung nhân viên y tế giải quyết được đều là những vụ phạm pháp rõ ràng, gây thương tích, thiệt hại tài sản vật chất nghiêm trọng. Còn rất nhiều vụ không thể xử lý được do không có điều luật quy định cụ thể. Ví như điều 134 Bộ luật hình sự quy định “tình tiết tăng nặng nếu hành hung người đang chăm sóc mình” trong khi đó sự thực là đối tượng hay manh động nhất lại là người thân, bạn bè của bệnh nhân. Việc hành hung nhân viên y tế không chỉ để lại những hệ quả xấu trong xã hội mà nó còn khiến chính những người thầy thuốc tổn thương cả thân thể và tinh thần. Có những thầy thuốc đã bị tước đoạt mạng sống ngay tại phòng khám bệnh, khi đang thực hiện nhiệm vụ cứu chữa bệnh nhân. 24/11/2017 14:54 Ông Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai: Việc đảm bảo an ninh trong bệnh viện không chỉ là nỗi lo của mỗi cơ sở khám chữa bệnh, mà còn là nỗi lo chung của xã hội. Bệnh viện Bạch Mai là một trong số những bệnh viện đa khoa lớn nhất cả nước, số lượng bệnh nhân được điều trị mỗi ngày tại đây lên đến hàng ngàn, người ra vào bệnh viện lên đến hàng vạn. Do đó, vấn đề an ninh rất quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu. Bệnh viện Bạch Mai đã có nhiều biện pháp để đảm bảo an ninh bệnh viện. Khi có sự quan tâm của Ban Giám đốc, chính quyền địa phương, lực lượng bảo vệ pháp luật như công an, tòa án... thì tình trạng gây mất trật tự, hành hung nhân viên y tế trong thời gian gần đây giảm rõ rệt. 24/11/2017 15:00 Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: Hiện nay vẫn còn tình trạng người nhà bệnh nhân kê giường xếp hoặc trải chiếu nằm rải rác trong khuôn viên bệnh viện, bệnh phòng, gây tình trạng mất trật tự, mất mĩ quan, ảnh hưởng đến giao thông trong bệnh viện. Chúng tôi cũng đã tìm hiểu, và thấy rằng thói quen người Việt Nam là muốn ở gần người bệnh. Nên họ muốn nằm chờ, nghỉ ngơi gần khu vực người bệnh nằm. Để khắc phục tình trạng này, bệnh viện đã xây dựng nhà lưu trú cho người nhà bệnh nhân với mức giá phục vụ rất thấp, chỉ đủ chi phí vận hành là 20.000 đồng/ngày đêm, đồng thời thông tin đến người nhà bệnh nhân để họ đến khu nhà này nghỉ ngơi, đảm bảo an ninh, sức khỏe. Số người nằm trong nhà lưu trú hiện nay là gần 400 người/ngày. Tuy nhiên, vẫn còn một số người nhà thích nằm ở hành lang gần bệnh nhân của mình. Nhiều người không phải không có tiền vào nhà lưu trú ở, nhưng họ vẫn muốn nằm gần người nhà. 24/11/2017 15:00 Hiện nay, các bệnh viện công lập tại Việt Nam thường có cảnh người nhà bệnh nhân trải chiếu trên các hành lang để ngủ qua đêm. Với nhiều người nhà bệnh nhân đây là việc đặng chẳng đừng vì họ không có tiền thuê trọ. Theo ông điều đó có gây bất lợi gì cho chính họ và cho hoạt động chuyên môn? Bệnh viện có những giải pháp nào để hạn chế tình trạng đó không? (Quảng An - Hà Nội) Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế): vấn đề bạo hành trong bệnh viện nói riêng, vấn đề an ninh y tế nói chung, đây không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam, mà còn cả toàn cầu. Trước hết, bệnh nhân là đối tượng bị ảnh hưởng đầu tiên. Sau đó, nghiêm trọng nhất là đội ngũ y bác sĩ. Tình trạng bạo hành, mất an ninh ngày càng gia tăng, rất đáng lo ngại. Đây là một vấn đề của toàn xã hội, cần mọi người phải chung tay hỗ trợ, cải thiện. Trong đó, ba cơ quan chủ yếu là cơ quan y tế, cơ quan an ninh và cơ quan pháp luật khác, để đưa ra khung pháp lý nhằm đảm bảo an ninh tốt hơn trong lĩnh vực y tế. 24/11/2017 15:04 Ông nghĩ thế nào về việc nhân viên y tế liên tiếp bị hành hung? Liệu có nguyên nhân nào từ nhân viên y tế? Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Việc nhân viên y tế bị bạo hành là hiện tượng khá phổ biến không chỉ phải ở Việt Nam, mà là hiện tượng chung trên toàn cầu. 24/11/2017 15:06 24/11/2017 15:09 Tôi thấy ở trước cổng các bệnh viện thường có nhiều xe taxi vật vờ chờ và cả tranh giành khách, BV Bạch Mai cũng vậy, gây ùn tắc mất trật tự an toàn giao thông. Tại sao bệnh viện không phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức cho xe taxi xếp hàng thứ tự, xe nào xếp hàng trước có khách được đi trước, xe taxi phải đóng một lệ phí vừa phải để cán bộ làm công việc duy trì trật tự này. Các ông nghĩ sao về đề xuất này? Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: Hiện nay, trước cổng bệnh viện thường có xe taxi vật vờ đỗ, chờ để đón khách. Tình trạng này đã tồn tại từ khá lâu. Về phía bệnh viện, chúng tôi đã có nhiều buổi làm việc với cơ quan chức năng như công an, chính quyền địa phương để giải quyết tình trạng này. Công an giao thông cũng đã lập chốt và hai phường Phương Mai – Đồng Tâm cũng phối hợp bảo vệ giữ gìn trật tự tại cổng ra vào bệnh viện. Tuy nhiên, cứ vắng bóng cảnh sát thì các xe taxi lại đỗ đầy trước cổng bệnh viện để tranh giành khách, gây ách tắc giao thông, cản trở việc cấp cứu người bệnh. Bệnh viện chúng tôi có một số kiến nghị để giảm tình trạng này: Thứ nhất, kiến nghị thời gian cảnh sát giao thông chốt phải tăng lên, đặc biệt vào buổi sáng và trưa. Thứ hai, chúng tôi đề nghị lắp camera để phạt nguội. Và khi taxi vi phạm, ngoài phạt theo quy định còn phải mời chủ hãng taxi lên làm việc để giải thích và giáo dục. Bệnh viện kiến nghị Sở Giao thông Công chính Hà Nội tổ chức một bến đón và trả taxi ngay cạnh bến đón trả khách xe buýt. Bến này sẽ hoạt động dưới sự quản lý của Sở Giao thông để taxi xếp hàng tuần tự, ra vào, trả và đón khách và phải nộp lệ phí. Về giải pháp lâu dài, bệnh viện kiến nghị thành phố sớm xây dựng tuyến đường sắt đô thị Yên Viên - Ngọc Hồi chạy ngay qua cổng bệnh viện để phục vụ chuyên chở hành khách bằng giao thông công cộng. Bệnh viện cũng giao cho bảo vệ hướng dẫn người bệnh nên lựa chọn phương tiện là xe buýt, vì có hai trạm xe buýt ngay trước cổng bệnh viện, để giảm chi phí cho người bệnh và giảm ách tắc giao thông. 24/11/2017 15:12 Nhiều nhân viên y tế cho rằng họ chưa được bảo vệ, thậm chí họ không dám chống trả vì đạo đức nghề y vì chỉ cần mắng lại là có thể bị lãnh đạo bệnh viện kỷ luật, bị phạt. Ông nghĩ thế nào về vấn đề này? Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Rất nhiều bệnh viện đã quan tâm, tập trung nhiều vào vấn đề an ninh như lắp đặt camera an ninh, lắp đặt các cửa đặc biệt để quản lý ra vào, tăng cường đội ngũ bảo vệ (đào tạo, huấn luyện và thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp), hệ thống báo động, đội bảo vệ đặc nhiệm để kịp thời trấn áp tội phạm. Về việc nhân viên y tế có chống trả hành vi bảo hành, đây là vấn đề cần nghiên cứu thêm. Nhưng theo tôi, việc chống trả là không phù hợp, thay vào đó nên né tránh và tìm biện pháp giảm căng thẳng, xung đột. Đây cũng là nguyên tắc ứng xử chung của ngành y, không chỉ Việt Nam mà cả thế giới. 24/11/2017 15:15 Coi bệnh nhân - khách hàng là thượng đế nhưng các thượng đế ngày càng đòi hỏi cao, thậm chí đòi hỏi vô lý, nếu không được thì mắng chửi, đánh đập nhân viên y tế. Trong các ngành nghề khác như hàng không có thể cấm bay. Theo ông, có nên cấm khám bệnh hay từ chối khám chữa bệnh đối với các đối tượng đánh đập, hành hung bác sĩ hay cần phải xử lý họ như thế nào để có thể hạn chế các vụ hành hung bác sĩ tiếp theo? Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) Trên thế giới có nhiều cách ứng xử đối với bạo lực bệnh viện. Một số nước trên thế giới cho phép bệnh viên từ chối các trường hợp bạo hành (trừ cấp cứu). Tuy nhiên, đa số các bệnh viện không từ chối cứu chữa trong các trường hợp này. Một số các quốc gia tiến hành nhận diện và cảnh báo trước đối với các đối tượng có tiền sử bạo lực, giúp đội ngũ y tế cẩn trọng hơn khi làm việc. 24/11/2017 15:16 Là một Phó giám đốc BV, ông Hiền có suy nghĩ như thế nào về việc gần đây xuất hiện những sự cố đáng tiếc khi bác sĩ và nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân hành hung? Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: Tôi là Phó Giám đốc quản lý một bệnh viện lớn. Khi có sự cố nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân hành hung, tôi cảm thấy phẫn nộ và muốn lên án những hành vi này. Việc này ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng và tinh thần của nhân viên y tế. Hơn nữa, nó ảnh hưởng đến việc cứu chữa của chính bệnh nhân là người nhà của những kẻ hành hung, đồng thời ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác. Tôi coi đây là một hành vi gây rối trật tự công cộng và nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của bệnh nhân. Tôi mong muốn pháp luật nghiêm trị những hành vi này một cách thích đáng. 24/11/2017 15:17 BV Bạch Mai là BV hạng đặc biệt của cả nước, hàng ngày tiếp nhận hàng chục nghìn người ra vào, là nguy cơ gây mất trật tự và ảnh hưởng đến công việc của bác sĩ, điều dưỡng. Xin ông cho biết BV đã xảy ra nhiều vụ nhân viên y tế bị người nhà bệnh nhân tấn công chưa? Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: Bệnh viện Bạch Mai là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt của cả nước. Hàng ngày chúng tôi phải tiếp nhận hàng chục nghìn người ra vào và hàng nghìn bệnh nhân, trong đó trung bình có 300 bệnh nhân cấp cứu hàng ngày. Thỉnh thoảng tại bệnh viện chúng tôi cũng xảy ra một số vụ người nhà bệnh nhân tấn công, hành hung bác sĩ, điều dưỡng của bệnh viện. Điển hình là ngày 25/7/2014, tại Khoa A9, đối tượng Nguyễn Tiến Dũng đã hành hung tấn công nhân viên y tế, gây rối trật tự công cộng. Và đối tượng này đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tòa án nhân dân quận Đống Đa xử phạt 16 tháng tù. Việc tấn công nhân viên y tế khi họ đang làm nhiệm vụ là hành vi đáng bị xã hội lên án mạnh mẽ, và phải bị pháp luật trừng trị thích đáng. 24/11/2017 15:20 Bộ Y tế có kiến nghị gì để có thể đưa lực lượng an ninh trở thành một bộ phận chính thức của bệnh viện nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên y tế trong bối cảnh họ liên tục bị hành hung như thời gian qua? Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Thực tế, lực lượng bảo vệ bệnh viện bắt buộc phải có trong các quy định hiện hành của ngành y tế. Một số bệnh viện đã thiết lập đội ngũ bảo vệ như là nhân viên chính thức của bệnh viện. Trong khi số khác lại thuê lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp từ bên ngoài. Tuy vậy, một số bệnh viện có lực lượng bảo vệ còn mỏng, chưa đáp ứng được về số lượng và năng lực, cần phải cải thiện. Ở một số quốc gia, tại khu vực cấp cứu của bệnh viện, luôn có lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp thường trực 24/24 để trấn áp các hành vi bạo lực kịp thời (ví dụ Singapore). Điều này mang lại lợi ích cho bệnh viện, giúp nguy cơ bạo lực giảm thiểu đáng kể. 24/11/2017 15:20 ÔNG Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: "An ninh là mối quan tâm lớn của chúng tôi". CLIP: MẠNH THẮNG 24/11/2017 15:26 Ông đánh giá thế nào về tâm lý của bệnh nhân và hậu quả của hành vi tấn công, miệt thị nhân viên y tế? Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: Người bệnh khi đến bệnh viện ai cũng mong muốn được nhân viên y tế quan tâm, cứu chữa kịp thời và nhanh chóng khỏi bệnh. Việc thân nhân của họ tấn công bác sĩ sẽ làm ngừng trệ quá trình cứu chữa dành cho bản thân họ và những người bệnh khác. Những người bệnh này cũng không bao giờ đồng tình với hành vi người thân của họ tấn công, hành hung nhân viên y tế. 24/11/2017 15:28 Bệnh viện đã quán triệt tới đội ngũ nhân viên, y bác sĩ như thế nào để tránh những hoàn cảnh đáng tiếc khi người nhà bệnh nhân vì lý do nào đó mà mất kiểm soát, hành hung y bác sĩ? Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai: Về phía bệnh viện, chúng tôi liên tục mở lớp đào tạo cho các nhân viên y tế về quy tắc, kĩ năng ứng xử đối với bệnh nhân và gia đình bệnh nhân; đào tạo cho nhân viên y tế hiểu tâm lí người bệnh; đào tạo cách thức xử lý tình huống. Chúng tôi lấy chủ trương phòng – chống các hành vi hành hung của người nhà. Để làm được điều đó, nhân viên y tế phải thực hiện đúng các quy tắc chuyên môn, giải thích cho người nhà bệnh nhân về tình trạng bệnh tật của bệnh nhân. Bệnh viện cũng tập huấn cho nhân viên y tế xử lý cách tình huống khi xảy ra sự cố người nhà hành hung. Ngoài ra, bệnh viện đã xây dựng các biện pháp phòng ngừa, bao gồm: - Đào tạo huấn luyện đội ngũ nhân viên bảo vệ xử lý các tình huống nhân viên y tế bị hành hung. - Phối hợp với công an phường hỗ trợ khi xảy ra tình huống - Kí kết với ngành công an hỗ trợ bệnh viện để đảm bảo an ninh. Ngoài giờ hành chính, đặc biệt là ban đêm, luôn có một đồng chí cảnh sát thường trực ở khu vực cấp cứu – nơi dễ xảy ra các sự cố hành hung nhân viên y tế nhất. - Lắp đặt hệ thống camera ở khu vực cấp cứu để theo dõi và ghi hình khi có sự cố xảy ra. 24/11/2017 15:31 Hiện nay người dân ai cũng có điện thoại thông minh nên rất dễ dàng chụp ảnh và quay clip hoạt động của nhân viên y tế tung lên mạng xã hội. Trong khi đó với áp lực công việc căng thẳng đôi lúc bác sĩ cũng sơ suất nên cư xử chưa được nhã nhặn như vụ bác sĩ Minh ở BV mắt T.Ư cho chân lên ghế trong lúc trả lời câu hỏi của người nhà bệnh nhân. Theo ông, lời khuyên nào dành cho nhân viên y tế trong hoàn cảnh phải "căng thẳng mọi lúc" như vậy? Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Việc sử dụng máy quay phim, chụp ảnh trong bệnh viện bị coi là hành vi hạn chế trong các quốc gia phát triển, ví dụ như Mỹ, Đức, Nhật… Họ không cho phép quay phim, chụp ảnh trong bệnh viện, nhất là các khu vực có mặt bệnh nhân, để đảm bảo sự riêng tư cho người bệnh cũng như thân nhân người bệnh, và đội ngũ y bác sĩ. Các hành vi như quay phim, chụp ảnh đội ngũ y bác sĩ trong khi làm việc cần phải xem xét để đưa ra các quy định cụ thể. Các nhân viên y tế, khi gặp phải các tình huống tương tự, nên hết sức cẩn trọng, tránh tạo ra những hình ảnh phản cảm, mà khi đưa lên truyền thông tạo ra những hiệu ứng tiêu cực trong xã hội. 24/11/2017 15:32 24/11/2017 15:41 Ông Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Cần đưa ra khung pháp lý đảm bảo an ninh tốt hơn trong bệnh viện. CLIP: MẠNH THẮNG 24/11/2017 15:44 Khi xảy ra các vụ nhân viên y tế bị hành hung, động thái của Bộ Y tế hầu hết đều chỉ là lên án, đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc hay kêu gọi người bệnh, người nhà bệnh nhân cần hành xử có văn hoá khi đi khám chữa bệnh mà chưa đưa ra được một giải pháp nào mang tính quyết liệt, hiệu quả để bảo vệ các thầy thuốc. Đứng ở góc độ người làm quản lý trong ngành y tế, ông nghĩ sao về vấn đề này? Hoài Vy (Bình Định) Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế): Bộ Y tế không chỉ lên án mà đang tích cực vào cuộc để đưa ra các quy định cụ thể, nhằm bảo vệ các nhân viên y tế. Thứ nhất, Bộ trưởng Y tế và Bộ trưởng Công an đã ký chương trình phối hợp, trong đó có nội dung về bảo đảm an ninh bệnh viện. Thứ hai, Bộ giao nhiệm vụ cho cơ quan chức năng tham mưu, xây dựng chương trình hành động của ngành y tế, trong việc phòng chống bạo hành y tế, bảo đảm an ninh trật tự bệnh viện. Cục Quản lý Khám chữa bệnh đang làm việc với các cơ quan chức năng của Bộ Công an trong việc xây dựng các tài liệu hướng dẫn công tác bảo đảm an ninh trật tự bệnh viện, và các nội dung liên quan; thảo luận một số giải pháp cụ thể phối hợp giữa hai ngành để bảo đảm an ninh y tế. Thứ ba, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đề xuất với Bộ trưởng tiến hành điều tra tình hình bạo hành y tế để nắm bắt cụ thể các vị trí, đối tượng hay loại hình bạo hành, để đưa các giải pháp cụ thể cho các tình huống bạo hành bệnh viện. Bộ Y tế sẽ tiếp tục đề xuất đưa vấn đề bạo hành y tế là một hình thức tăng nặng trong Bộ Luật Hình sự. Thứ tư, Bộ Y tế tiếp tục nhân rộng một số mô hình về bảo đảm an ninh trật tự bệnh viện, biên soạn các hướng dẫn về vấn đề giao tiếp, ứng xử, nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp của nhân viên y tế, đủ khả năng nhận diện, xử lý các tình huống giữa người bệnh/thân nhân người bệnh với nhân viên y tế. 24/11/2017 15:47 Bộ Y tế đã thiết lập đường dây nóng để bệnh nhân và người nhà bệnh nhân phản ánh những bức xúc hay thông tin về thái độ, cách ứng xử của nhân viên y tế trong quá trình đón tiếp, khám chữa bệnh với người bệnh. Vậy ngành y tế có nghĩ đến việc thiết lập một đường dây nóng cho chính các nhân viên y tế gọi đến khi cần kíp để phản ánh về việc họ bị đe doạ, hành hung? Làm sao để khi có sự việc không may xảy ra, các thầy thuốc có thể có đường dây nóng để gọi “cấp cứu” cho chính mình. Đây chính là công việc mà các bệnh viện, phối hợp với lực lượng công an và an ninh địa phương, phải chủ động, để thiết lập hệ thống báo động khẩn cấp khi có tình huống bạo hành y tế xảy ra. Như vậy, lực lượng chuyên trách sẽ đến hiện trường kịp thời khi có sự cố.
Trong một cuộc điều tra của Anh, trong 1 năm có khoảng 15% số nhân viên y tế gặp tình trạng bạo hành.
Việc bạo hành y tế có nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân hàng đầu phải kể đến là do vấn đề xã hội. Những phức tạp và những xung đột trong xã hội đã trực tiếp ảnh hưởng đến an ninh y tế. Ví dụ, các băng nhóm xã hội, va chạm giao thông, khi vào bệnh viện cấp cứu, xảy ra tình trạng truy sát, bạo lực trong bệnh viện, thậm chí là hành hung luôn các y bác sĩ và nhân viên y tế.
Nguyên nhân thứ hai, nhân viên y tế luôn ở trong tình trạng yếu thế do hoàn cảnh công tác của mình. Họ phải chăm sóc bệnh nhân, không thể phản kháng được trong các tình huống đặc biệt, nên dễ nảy sinh xung đột.
Bên cạnh đó, bạo lực cũng xuất phát từ chính người bệnh và thân nhân người bệnh. Do sự lo lắng, họ gây ra hành vi bạo hành để được thu hút sự quan tâm, sự chú ý nhiều hơn từ nhân viên y tế. Việc gây hấn của người bệnh hoặc thân nhân người bệnh đều có mục đích, chủ yếu để đội ngũ y bác sĩ quan tâm hơn đến mình hoặc người thân của mình.
Ngoài ra, thêm một nguyên nhân nữa là đôi khi nhân viên y tế chú trọng nhiều đến chuyên môn mà chưa để ý đến hay nhận diện được nguy cơ gây hấn, cũng như nắm bắt được tâm lý bệnh nhân hoặc thân nhân người bệnh, để xử lý khéo léo hơn.
Một số công tác bảo vệ an ninh của bệnh viện còn lỏng lẻo, chưa được chú trọng, hoặc khả năng của lực lượng bảo vệ chưa đáp ứng được yêu cầu. Việc quản lý ra vào bệnh viện chưa chặt chẽ cũng góp phần gia tăng tình trạng bạo lực.
Ngoài ra, còn có nhiều nguyên nhân gián tiếp khác từ xã hội và cả bệnh viện.
Giao lưu trực tuyến 'An ninh bệnh viện'
Từ đầu năm 2017 đến nay xảy ra 39 vụ gây rối trật tự trong bệnh viện. |
TPO - Thời gian qua liên tiếp xảy ra nhiều vụ hành hung bác sĩ, gây rối trong bệnh viện. Việc hành hung nhân viên y tế không chỉ để lại những hệ quả xấu trong xã hội mà còn khiến chính những người thầy thuốc tổn thương cả thân thể và tinh thần. Làm sao để có thể giải quyết được vấn nạn này? Đây là chủ đề chính được báo Tiền Phong tập trung phân tích, bàn cách giải quyết cùng các chuyên gia vào lúc 14g30, hôm nay 24/11.
Các vị khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến "An ninh bệnh viện - Nỗi lo không chỉ của nhân viên y tế". Ảnh: Mạnh Thắng
Nhà báo Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng TKTS báo Tiền Phong phát biểu. Ảnh: Mạnh Thắng
Ông Nguyễn Ngọc Hiền – Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Mạnh Thắng
(Huyền Liên, Hưng Yên)
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế). Ảnh: Mạnh Thắng
(Duy Anh - Đống Đa, Hà Nội)
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế). Ảnh MT
(minhha@gmail.com)
(ducpham@gmail.com)
Ông Nguyễn Ngọc Hiền, Phó Giám đốc bệnh viện Bạch Mai. Ảnh MT
Vũ Thùy Minh (Gia Lâm - Hà Nội)
Đức Trí - Sóc Sơn, Hà Nội
Thanh An (An Giang)
Thạc sĩ Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế). Ảnh MT
MỚI - NÓNG
Đảng cầm quyền chia rẽ, Tổng thống Hàn Quốc đối mặt cuộc bỏ phiếu luận tội lần hai
TPO - Đảng Dân chủ (DP) đối lập ngày 12/12 tiếp tục đề xuất luận tội Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol về nỗ lực áp đặt lệnh thiết quân luật bất thành.
Chân dung tân Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang Đồng Văn Thanh
TPO - Ngày 12/12/2024, Tỉnh ủy Hậu Giang tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y ông Đồng Văn Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
Tin mới vụ tranh chấp thừa kế của nghệ sĩ Vũ Linh
TPO - TAND TPHCM quyết định đưa vụ tranh chấp di sản thừa kế của cố nghệ sĩ Vũ Linh ra xét xử công khai vào ngày 16/12.