>Doanh nghiệp nông nghiệp đòi giãn nợ
Theo đó, nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân từng bước phục hồi, duy trì hoạt động sản xuất – kinh doanh, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chủ động phối hợp với khách hàng vay trong việc rà soát, đánh giá khả năng trả nợ của khách vay để tháo gỡ khó khăn trong việc trả nợ vốn vay phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh...
Trên cơ sở kết quả đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay và khả năng tài chính của mình, tổ chức tín dụng (TCTD) thực hiện việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách vay không có khả năng trả nợ đúng hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
Với khách hàng không có khả năng trả nợ đúng kỳ hạn nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay trong phạm vi thời hạn cho vay đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng (và TCTD đánh giá có khả năng trả nợ trong các kỳ hạn tiếp theo), TCTD xem xét điều chỉnh kỳ hạn trả nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay; Khách hàng không có có khả năng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi vốn vay đúng thời hạn cho vay (đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và được TCTD đánh giá có khả năng trả nợ trong một khoảng thời gian nhất định sau thời hạn cho vay), TCTD xem xét cho gia hạn nợ với thời hạn phù hợp với nguồn trả nợ của khách hàng.
Thống đốc cũng yêu cầu, trên cơ sở khả năng tài chính và chính sách khách hàng, TCTD xem xét điều chỉnh giảm lãi suất cho vay của các hợp đồng tín dụng xuống theo mức lãi suất cho vay hiện hành, nhất là đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, sử dụng nhiều lao động.
Bên cạnh đó, các TCTD xem xét miễn, giảm lãi phải trả đối với khách hàng bị tổn thất về tài sản dẫn đến khó khăn về tài chính.