Có bệnh mà không biết bệnh
Nhiều người mắc bệnh sỏi thận mà không hề hay biết vì chỉ 20% có dấu hiệu đau vùng bẹ sườn phải. Đặc biệt, những người càng gần tuổi về hưu càng dễ có sỏi, nhưng số đối tượng chịu điều trị cho đến nơi đến chốn mặc dầu đã được phát hiện bệnh nhờ đợt khám sức khỏe nào đó vẫn là thiểu số. Hậu quả là cơn đau túi mật, viêm tắt đường dẫn mật đáng lý có thể phòng ngừa, thì lại sinh nặng và phải nhập viện.
Yếu tố đòn bẩy phát sinh sỏi thận
Bên cạnh yếu tố cơ tạng di truyền, bên cạnh tình trạng béo phì kéo dài khiến lượng cholesterol thừa thãi có cơ hội quyện cùng tạp chất khác thành viên sỏi, có một số yếu tố đóng vai trò đòn bẩy khiến sỏi túi mật dễ hình thành, cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng quá nhiều chất ngọt và chất béo trong khi người bệnh ít vận động.
Thói quen ít ăn rau cải nên không đủ chất xơ trong đường tiêu hóa để kéo mỡ trong thực phẩm qua đường bài tiết.
Khẩu phần quá đơn điệu và thiên về thực phẩm công nghệ nên cơ thể thiếu hụt các loại sinh tố cần thiết cho tiến trình thối biến chất béo như C, E, acid folic…
Bệnh đường ruột không được điều trị đến nơi đến chốn.
Viêm gan mãn tính.
Tiểu đường với hậu quả tăng men gan do đường huyết không ổn định qua quá trình điều trị.
Rối loạn chức năng tuyến giáp không được phát hiện.
Sỏi túi mật là bệnh có thể phòng ngừa, không quá khó nếu bệnh nhân đừng quên giải độc định kỳ cho cơ thể với các cây thuốc có công năng lợi mật, nhuận gan như Atixô, Bồ Công Anh, Rau Má…
Tuy vậy, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc, cũng như nên được khám siêu âm trước đó, để biết chắc là chưa có sỏi túi mật nhằm tránh trường hợp tăng tiết mật.
Cho dù có chế độ dinh dưỡng hoàn toàn hợp lý, sỏi túi mật vẫn có thể thành hình ở người thường xuyên giận dữ mà không thể giải tỏa.
Theo BS. Lương Lễ Hoàng