Những bộ phận đầu tiên củ ISS được phóng lên quỹ đạo năm 1998 và trạm này hoạt động từ năm 2000 đến nay. Sản phẩm hợp tác giữa Mỹ, Nga, Nhật, châu Âu và Canada trở thành trạm nghiên cứu khoa học trên vũ trụ, dự kiến sẽ tiếp tục hoạt động đến năm 2030.
“Tôi sẽ nói với các ông bà một điều mà tôi rất lo ngại. Đó là một ngày ISS kết thúc cuộc đời hữu ích. Để duy trì hiện diện của Mỹ trên quỹ đạo thấp, chúng ta phải chuẩn bị cho điều tiếp theo”, ông Bridenstine nói.
Vì mục tiêu đó, Nasa đề xuất cấp 150 triệu USD cho năm tài khóa 2021 để thực hiện kế hoạch thương mại hóa quỹ đạo thấp của trái đất. Quỹ đạo thấp được xác định ở khoảng cách trên dưới 2.000km tính từ bề mặt trái đất.
“Chúng tôi muốn thấy một quan hệ đối tác công tư để Nasa có thể làm việc với các nhà cung cấp trạm vũ trụ thương mại, để chúng ta có thể duy trì hiện diện không bị gián đoạn trên quỹ đạo thấp”, ông Bridenstine nói.
Hồi tháng 6, báo chí Trung Quốc thông báo nước này đang hợp tác với 23 cơ quan từ 17 quốc gia để triển khai thí nghiệm khoa học trên vũ trụ. Những quốc gia tham gia gồm cả nước phát triển và đang phát triển, như Pháp, Đức, Nhật, Kenya và Peru, Xinhua cho biết.
“Trung Quốc đang nhanh chóng chế tạo cái họ gọi là “Trạm vũ trụ quốc tế Trung Quốc”, và họ đang nhanh chóng tiếp thị trạm vũ trụ với tất cả các đối tác quốc tế của chúng ta. Đó sẽ là thảm họa, chúng ta sắp phải từ bỏ quỹ đạo thấp và nhượng lại lãnh thổ đó”, ông Bridenstine nói.
Ông giải thích rằng vi trọng lực của ISS có tiềm năng lớn đối với các tiến bộ khoa học, từ đổi mới sáng tạo trong dược phẩm đến in bộ phận cơ thể con người bằng công nghệ 3D hay làm ra võng mạc nhân tạo để điều tị cho những người bị thoái hóa điểm vàng.
Vì thế, ông Bridenstine cho rằng cần phải đầu tư cho Nasa để chi trả cho các công ty lập trạm vũ trụ, nơi Mỹ sẽ là một trong nhiều khách hàng nhằm hạ chi phí.