Nữ nhà văn Mỹ, gốc Phi - Annette Gordon-Reed, chủ nhân Giải thưởng Phi tiểu thuyết của Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ năm 2008 |
Bộ tiểu thuyết “Quê hương u ám” do Nhà xuất bản “Văn khố hiện đại” lừng danh ấn hành, dài trên 900 trang. Nhân vật chính của câu chuyện, Edgar Watson vẫn là chủ trang trại mía ở bang Florida, cũng là một con quỷ sát nhân vô nhân tính.
Nữ nhà văn Mỹ gốc châu Phi Annette Gordon-Reed bằng ký sự lịch sử “Gia đình Hemingses ở vùng Monticello” (The Hemingses of Monticello) đã được trao Giải thưởng phi tiểu thuyết năm nay, sách này cũng dày những trên 800 trang, tái hiện lịch sử ba đời của một gia đình da đen nô lệ mà đời thứ ba là cựu Tổng thống Mỹ thứ ba Thomas Jefferson.
Nữ học giả Gordon-Reed kế tiếp nhà văn Orlando Patterson được Giải thưởng phi tiểu thuyết Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ năm 1991 với cuốn sách “Tự do”, đây là nữ nhà văn Mỹ gốc Phi đầu tiên được trao giải thưởng phi tiểu thuyết này. Ngày trao thưởng trùng vào ngày sinh nhật của bà.
“Tôi thật khó dùng ngôn ngữ hình dung tháng 11 tươi đẹp nhất này”. Bà Gordon-Reed nói.
Mọi người có mặt đều hiểu rõ, trong “tháng 11 tươi đẹp nhất này” còn có chuyện một người Mỹ da đen trúng cử sắp nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ.
Đúng thế, hầu như mọi người đều bàn tán đến Barak Obama.
Mở đầu lễ trao giải thưởng, người dẫn chương trình Eric Bogosian bèn nói:
“Chúng ta đã từng có Tổng thống dầu mỏ, có Tổng thống CIA, hiện nay cũng cần có một Tổng thống xuất thân từ giới văn hóa. Tổng thống mới của chúng ta rất giàu cảm xúc… vừa là một độc giả, cũng lại là một nhà văn”.
Văn đàn nước Mỹ gửi gắm nhiều hy vọng vào quốc gia thời đại Obama.
“Đã nhiều năm qua, tôi còn nhớ đây là lần đầu tiên tôi không muốn quẳng tờ hộ chiếu nước Mỹ của mình đi”. Barney Rossett, một doanh nhân xuất bản văn học lừng danh, người được Giải thưởng “Phục vụ kiệt xuất” văn học nước Mỹ năm nay đã nói như thế.
“Quốc gia có lẽ sẽ vì thế mà bước ra khỏi mấy năm u ám này, mở đầu một giai đoạn đi lên mới”. Rossett nói.
Ông cũng hy vọng nghề xuất bản nước Mỹ cũng có thể bước trên con đường phục hưng giống như vậy: “Tôi ước ao như vậy, và cũng nghĩ như vậy”.
Nhà văn Mark Doty cũng bằng tuyển tập thơ của mình “Lấy lửa trị lửa” (Fire to Fire) giành được Giải thưởng Thơ năm nay.
Giải thưởng Văn học trẻ cũng vừa trao cho nhà văn JudyBlundell tác giả của tác phẩm “Tôi đã thấy, tôi nói trạng” (What I Saw and How I Lied). Cuốn tiểu thuyết này đã miêu tả tình yêu phức tạp giữa một thiếu nữ với chiến hữu của bố đẻ, trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.
Bốn người được Giải thưởng mỗi người được trao 10.000 USD tiền thưởng và một pho tượng đồng nhỏ.
Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ do Quỹ Sách quốc gia (National Book Foundation) sáng lập vào tháng 3 năm 1950, tôn chỉ mục đích nhằm nâng cao nhận thức của đại chúng với những tác phẩm ưu tú của nước Mỹ, đồng thời thức tiến phong khí của toàn xã hội.
Mỗi năm bình chọn ra bốn giải thưởng lớn: Tiểu thuyết, Phi tiểu thuyết, Thơ và Văn học trẻ, đồng thời trao thưởng hai Huy chương “Cống hiến siêu việt” và “Phục vụ kiệt xuất” cho nền văn học nước Mỹ, tương đương với Giải thưởng Thành tựu suốt đời.
Nữ nhà văn Mỹ gốc Hoa Thang Đình Đình (Maxine Hong Kingston) được trao Huy chương Cống hiến siêu việt của Giải thưởng Sách quốc gia Mỹ năm nay.
Vũ Phong Tạo lược dịch
Theo www.chinawriter.com.cn