Ảnh minh họa. |
Theo dự thảo, đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục, cá nhân, tổ chức vi phạm phải chịu mức phạt 50 triệu đồng đối với cá nhân; 100 triệu đồng đối với tổ chức.
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung như tước quyền sử dụng quyết định cho phép thành lập, quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giảng dạy, giáo dục có thời hạn.
Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung sau đây: Trục xuất; Tước quyền sử dụng quyết định cho phép thành lập, quyết định cho phép hoạt động giáo dục, giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động giảng dạy, giáo dục có thời hạn; Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các hình thức xử phạt theo quy định trên, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả sau đây: Buộc giải thể cơ sở giáo dục hoặc chấm dứt hoạt động giáo dục; Buộc hủy bỏ kết quả các môn thi hoặc chấm lại bài thi; Buộc thực hiện giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thực tập, làm luận văn, luận án bổ sung đủ nội dung, chương trình quy định; cung ứng tài liệu, thiết bị theo đúng kế hoạch đã được phê duyệt
Dự Thảo còn quy định phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi tuyển sinh để đào tạo, cấp văn bằng của hệ thống giáo dục quốc dân sai thẩm quyền được giao theo các mức phạt cụ thể sau đây:
Từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi thông báo tuyển sinh (bằng mọi hình thức) khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; Từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi thu nhận hồ sơ; tổ chức thi hoặc xét tuyển; triệu tập thí sinh khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép,…