Phát hiện cho thấy bằng chứng mới về việc người cổ đại cố gắng sử dụng "ma thuật" như thế nào. Chiếc bình này, cùng với một đồng xu được tìm thấy bên dưới sàn của Tòa nhà Thương mại Cổ điển Agora.
Bên trong chiếc bình, các nhà khảo cổ tìm thấy đinh sắt, đồng xu và xương của một con gà. Chiếc bình nguyền này có viết 55 cái tên trên đó.
Jessica Lamont, giáo sư hàng đầu tại Đại học Yale, viết trong một bài báo đăng trên tạp chí Hesperia rằng : “Chiếc bình chứa phần đầu và chi dưới của gà non. Vào khoảng năm 300 trước Công nguyên, những người thực hiện lời nguyền cũng đã đục một chiếc đinh sắt lớn xuyên qua con gà. Tất cả phía ngoài của bình ban đầu được phủ lên bởi văn bản với hơn 55 cái tên được khắc, hàng chục cái tên trong số đó giờ chỉ tồn tại dưới dạng những chữ cái nằm rải rác, nổi hoặc nét bút mờ nhạt".
Chân con gà được tìm thấy trong chiếc bình có một chiếc đinh sắt dài xuyên qua. |
Lamont viết, móng và các bộ phận của con gà có thể đóng một vai trò nào đó trong lời nguyền. Những chiếc móng thường được tìm thấy với những lời nguyền cổ xưa và tượng trưng cho việc bất động hoặc hạn chế khả năng của các nạn nhân.
Con gà không quá 7 tháng tuổi khi nó bị giết và những người tạo ra lời nguyền có thể muốn chuyển "sự bất lực và không có khả năng tự bảo vệ của con gà" cho những người có tên được ghi trên bình, Lamont viết.
Sự hiện diện của đầu và chân con gà trong lọ cho thấy rằng bằng cách xoắn và đâm xuyên đầu và chân dưới của con gà, những người sáng tác lời nguyền đã tìm cách vô hiệu hóa việc sử dụng chính những bộ phận cơ thể đó ở nạn nhân.
Lamont cho biết thêm, tập hợp nghi lễ về lời nguyền của người Athen nhằm mục đích 'trói buộc' hoặc ức chế khả năng nhận thức và thể chất của những cá nhân được nêu tên. Chiếc bình được đặt gần các giàn hỏa thiêu có chứa xác động vật, vật có thể đã tăng cường sức mạnh của lời nguyền.
Tại sao lại có lời nguyền?
Kiểu chữ viết tay trên chiếc bình gợi ý rằng có ít nhất hai người đã viết lên đó. Lamont cho biết: "Nó chắc chắn được sáng tác bởi những người có kiến thức tốt để có thể tạo ra một lời nguyền mạnh mẽ".
"Số lượng lớn những cái tên viết trên bình cho thấy đó là một vụ án mạng. Những người sáng tác lời nguyền có thể trích dẫn tất cả những đối thủ có thể tưởng tượng ra những hành động ác ý của họ, bao gồm cả nhân chứng, gia đình và những người ủng hộ phe đối lập. Vào thời điểm đó, các vụ xét xử diễn ra phổ biến ở Athens và thu hút rất nhiều công chúng”, Lamont viết.
Ông cho rằng, vị trí tìm thấy cái lọ là một tòa nhà được sử dụng bởi những người thợ thủ công. Điều này cho thấy rằng, vụ kiện có thể liên quan đến một tranh chấp nơi làm việc. Lời nguyền có thể được tạo ra bởi những thợ thủ công làm việc trong chính tòa nhà này, có lẽ là trong thời gian dẫn đến một phiên tòa liên quan đến xung đột về nơi làm việc.
Một khả năng khác là lời nguyền có liên quan đến cuộc xung đột ở Athens khoảng 2.300 năm trước. Sau khi Alexander Đại đế qua đời vào năm 323 trước Công nguyên, đế chế của ông sụp đổ và các tướng lĩnh, quan chức của ông tranh giành quyền lực. Các ghi chép lịch sử cho thấy, một số phe phái đã chiến đấu để giành quyền kiểm soát Athens vào thời điểm đó. Đó là thời kỳ chiến tranh và các liên minh chính trị đang thay đổi.
Chiếc bình lời nguyền được khai quật vào năm 2006 và gần đây mới được Lamont phân tích và giải mã.