Giấc ngủ trưa ngắn ngủi cải thiện sinh lý và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không thể ngờ

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Dù bận rộn thế nào bạn cũng nên ngủ trưa vì giấc ngủ trưa dù ngắn nhưng cũng có rất nhiều lợi ích sức khỏe.

Giảm mức độ căng thẳng

Giảm mức độ căng thẳng cũng là một lợi ích của việc ngủ trưa. Một giấc ngủ ngắn sẽ giảm đáng kể mức độ căng thẳng của bạn và làm cho bạn giảm cả sự khó chịu tức giận vì khi ngủ, hormone serotonin được sản sinh ra làm dịu thần kinh của bạn và mang lại cho bạn sự sảng khoái về tinh thần.

Cải thiện tâm trạng

Chất dẫn truyền thần kinh là serotonin giúp điều chỉnh tâm trạng, sự thèm ăn và nó tạo ra cảm giác vui vẻ, mãn nguyện, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi chúng ta căng thẳng, nồng độ serotonin sẽ được sử dụng để điều chỉnh dẫn đến thiếu hụt. Kết quả là chúng ta trở nên cáu kỉnh, lo lắng và chán nản hơn. Và ngủ trưa sẽ giúp cho nồng độ serotonin trở lại bình thường, nâng cao tinh thần và thoải mái hơn.

Giấc ngủ trưa ngắn ngủi cải thiện sinh lý và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không thể ngờ ảnh 1

Giảm nguy cơ mắc bệnh

Sau bữa cơm trưa sẽ là giấc ngủ trưa, để cơ thể có thời gian để nghỉ ngơi, giải tỏa những mệt mỏi, áp lực của buổi sáng. Nếu bạn bỏ qua khoảng thời gian nghỉ ngơi mà bắt đầu học tập, làm việc luôn thì sẽ gây hại cho đường tiêu hóa, xuất hiện cảm giác đau đầu, mất ngủ,… thậm chí có thể gây tê liệt trí não và các cơ.

Trên thực tế, 30 phút ngủ trưa 3 lần một tuần có thể giảm 37% nguy cơ tử vong do bệnh tim. Ngoài ra, ngủ trưa cũng có khả năng giúp các tế bào cơ thể tự sửa chữa và cải thiện hệ thống miễn dịch.

Cải thiện sức khỏe

Thiếu ngủ dẫn đến sự dư thừa hormone cortisol trong cơ thể. Cortisol là một loại hormone căng thẳng, giúp chúng ta đối phó với trạng thái lo âu, cáu kỉnh,… Nhưng cortisol dư thừa làm tăng nguy cơ không dung nạp glucose, làm suy yếu hệ thống miễn dịch và cơ bắp, làm giảm trí nhớ, hormone tăng trưởng và testosterone trong cơ thể chúng ta. Những ảnh hưởng xấu này có thể dẫn đến các bệnh mãn tính như tiểu đường và bệnh tim.

Khi bạn ngủ, một lượng hormone tăng trưởng – “thuốc giải độc” cortisol sẽ được giải phóng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, điều chỉnh chức năng tình dục, giảm căng thẳng,…

Cải thiện trí nhớ

Một nghiên cứu vào năm 2006, được đăng trên Biological Physiology đã chia những người tham gia thành 2 nhóm: ngủ trưa thường xuyên và ngủ trưa rải rác. Mỗi nhóm sẽ được cho ngủ trưa trước khi học thuộc bài. Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa thường xuyên làm tốt nhiệm vụ đọc và ghi nhớ hơn.

Cải thiện khả năng tình dục

Theo nghiên cứu của Đại học Chicago, ngủ ít hơn 5 giờ mỗi ngày sẽ làm giảm 10-15% lượng hormone testosterone. Khi bạn không đủ testosterone, ham muốn tình dục của bạn giảm đi, tinh trùng yếu hơn và khó có thể lên đỉnh.

Một giấc ngủ trưa ngắn vẫn có thể giúp ích trong việc sản xuất testosterone của cơ thể.

Ngăn ngừa chứng mất trí nhớ

Theo một nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins, thiếu ngủ có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh Alzheimer. Những người thiếu ngủ có lượng B-Amyloid trong não lớn hơn bình thường, đây là một mảng bám liên quan đến bệnh Alzheimer. Một giấc ngủ trưa có thể loại bỏ những mảng bám này, nhờ đó ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ.

Giúp da đẹp hơn

Một nghiên cứu từ University Hospitals Case Medical Centre cho thấy, những người thiếu ngủ có nhiều nếp nhăn, da không đều màu và lỏng lẻo hơn. Và thức suốt đêm sẽ khiến bạn nhanh già hơn bởi nó sẽ làm hỏng khả năng tự phục hồi, tái tạo của làn da.

Tăng năng suất và hiệu quả làm việc

Tăng năng suất làm việc cũng là một lợi ích của việc ngủ trưa. Ngủ trưa sẽ giúp bạn lấy lại năng lượng cho cơ thể, loại bỏ căng thẳng và mệt mỏi Nhờ tác dụng giảm căng thẳng đầu óc bạn có thể tập trung tốt hơn. Nhờ đó, hiệu quả làm việc cũng tăng lên rõ rệt.

Giấc ngủ trưa ngắn ngủi cải thiện sinh lý và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe không thể ngờ ảnh 2

Để có giấc ngủ trưa tốt nhất

  • Cố gắng chợp mắt trong khoảng 10-20 phút
  • Nên ngủ trưa vào đầu giờ chiều, vì một giấc ngủ sau 3 giờ có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm
  • Nên ngủ ở nơi mát mẻ, yên tĩnh
  • Bạn không nên ngủ hơn 30 phút vì có thể gây mệt mỏi, uể oải do đang trong chu kỳ ngủ. Một số trường hợp thiếu ngủ có thể cần chợp mắt lâu để hoàn thành một chu kỳ ngủ, ít nhất 90 phút.
  • Ngủ ngắn sớm, trước 13h là thời gian được khuyến nghị. Giấc ngủ trưa sau 15h có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm.
MỚI - NÓNG