Giá 'vàng trắng' bấp bênh, diêm dân chưa thoát nghèo

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Việt Nam được đánh giá là một nước có thể phát triển mạnh nghề muối tuy nhiên, phương pháp sản xuất chủ yếu thủ công, quy mô phân tán theo hộ diêm dân dẫn đến năng suất, chất lượng muối thấp. Để thoát nghèo, việc thực hiện đề án phát triển ngành muối đến năm 2030 cần tập trung nhiều mục tiêu quan trọng.

Sáng 16/12, phát biểu tại họp báo thông tin về Festival nghề muối Việt Nam - Bạc Liêu 2025, ông Lê Đức Thịnh - Cục Trưởng Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ NN& PTNT) - nhấn mạnh: Cần khai thác hết tiềm năng và giá trị ngành muối, từ đó nâng cao chất lượng đời sống của bà con diêm dân từ nguồn "vàng trắng" vốn là thế mạnh của địa phương.

Giá 'vàng trắng' bấp bênh, diêm dân chưa thoát nghèo ảnh 1

Quang cảnh buổi họp báo.

Theo ông Thịnh, muối Việt Nam hiện có tiềm năng lớn với 3.200 km bờ biển; 11.000 ha sản xuất; sản lượng cao, trong đó cung cấp nhu cầu ăn, chế biến thực phẩm, công nghiệp, y tế và làm đẹp.

Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030 được Thủ tướng phê duyệt đặt mục tiêu tiêu đưa diện tích sản xuất muối đạt hơn 14.200 ha, sản lượng 2 triệu tấn/năm; định hướng phát triển sản xuất muối sạch, muối thủ công; đẩy mạnh lĩnh vực chế biến, đưa muối trở thành ngành hàng có doanh số nghìn tỷ đồng.

Tuy nhiên, sản lượng muối hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước. Nghề muối ở nhiều khu vực vẫn còn gắn liền với sự khó khăn, nghèo đói, khi mà người nông dân làm muối chủ yếu sống dựa vào công việc thủ công, thu nhập thấp và không ổn định.

Để phát triển ngành muối, Bộ NN&PTNT đã ban hành đề án phát triển ngành muối gắn với nhiều ngành, nghề liên quan. Đặc biệt Quyết định 1325/QĐ-TTg đã rất quan tâm, đầu tư hạ tầng cho các vùng sản xuất muối trọng điểm. Một trong những giải pháp chính để giúp diêm dân thoát nghèo là nâng cao hàm lượng công nghệ.

Hiện Bộ NN&PTNT đã thí điểm ở 5 địa phương và sẽ nghiên cứu cơ chế để mở rộng ra cả nước. Tuy nhiên, giá muối vẫn bấp bênh vì trong một thời gian dài chưa nhận được sự quan tâm đầy đủ của các cấp chính quyền. Bên cạnh đó, hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng. Các kênh dẫn nước biển vào địa phương cần được đầu tư lại, tốn kém khoản lớn chi phí trong khi chính quyền địa phương còn e ngại, lo sợ đầu tư không hiệu quả.

Để nâng cao giá trị muối Việt Nam, ông Thịnh cho rằng, cần học hỏi kinh nghiệm các nước, ví dụ như Hàn Quốc, trong thay đổi mẫu mã, bao bì và nâng cao chất lượng sản xuất.

Chính phủ chủ trương chỉ ưu tiên nhập khẩu muối dành cho công nghiệp, đồng thời ban hành hạn ngạch cho muối và đánh thuế cao muối nhập khẩu. Tuy vậy, ông Thịnh lưu ý, cần tạo truy xuất nguồn gốc rõ ràng để quản lý chặt chẽ, tránh tình trạng “tuồn” muối nhập khẩu ra ngoài để bán.

Từ ngày 6-8/3/2025, tỉnh Bạc Liêu sẽ phối hợp với Bộ NN&PTNT tổ chức Festival nghề muối Việt Nam lần đầu tiên với chủ đề “Nâng tầm giá trị hạt muối Việt Nam”.

Dự kiến có khoảng 100 gian hàng của các địa phương sản xuất muối trong cả nước giới thiệu, trưng bày sản phẩm muối thực phẩm và sức khỏe, muối cho công nghiệp, muối và du lịch, sản phẩm OCOP và các trang thiết bị, công nghệ sản xuất, chế biến muối nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát triển nghề muối, nâng cao giá trị nghề muối Việt Nam nói chung, của tỉnh Bạc Liêu nói riêng
MỚI - NÓNG
Quận Long Biên có tân Phó Chủ tịch
Quận Long Biên có tân Phó Chủ tịch
TPO - Chủ tịch UBND TP phê chuẩn kết quả bầu cử chức vụ Phó Chủ tịch UBND quận Long Biên, nhiệm kỳ 2021-2026 đối với ông Phạm Bạch Đằng, Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Long Biên.