Hơn 1.000 căn nhà thuộc sở hữu nhà nước tại Hà Nội:
Giá thuê phải sát giá thị trường
>Đua nhau cho thuê nhà trục lợi
>Được – mất chiêu ‘hóa kiếp’ dự án BĐS
Ông Tuấn nói: Nhiều doanh nghiệp được thuê nhà với giá rẻ đã vi phạm như bố trí người vào ở, cho thuê lại nhà, chuyển đổi, chuyển nhượng nhà, để cá nhân chiếm dụng, không nộp tiền thuê nhà. Vi phạm tập trung tại các tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước. Một số cơ quan hành chính cũng sử dụng sai quy định.
Nhiều doanh nghiệp sử dụng nhà thuê của nhà nước để liên doanh liên kết, có hợp pháp không?
Việc sử dụng nhà phải tuân thủ đúng với hợp đồng thuê đã ký với nhà nước, không được phép cho thuê lại nhà. Thực tế việc sử dụng quỹ nhà này của các đơn vị rất phức tạp, nhiều biến tướng.
Theo ông, cần giữ lại quỹ nhà này cho thuê tiếp hay là bán đấu giá để giảm thiệt hại cho nhà nước?
Chúng ta cần thực hiện đúng theo Quyết định 09 của Chính phủ. Thành phố đang chỉ đạo khẩn trương sắp xếp lại quỹ nhà này. Theo tôi, những điểm quá nhỏ lẻ, xen kẹt thì đề nghị cho bán đứt theo giá thị trường và bán trực tiếp cho người đang thuê. Những điểm diện tích lớn cần giao cho đơn vị quản lý nhà kết hợp với doanh nghiệp đang thuê lập dự án đầu tư xây dựng, tăng thu cho ngân sách nhà nước. Cũng có thể nhà nước bỏ kinh phí ra toàn bộ để đầu tư xây dựng với những điểm có diện tích rộng. Sở Xây dựng đang xây dựng quy chế quản lý cụ thể với quỹ nhà này chuẩn bị trình UBND thành phố.
Do quỹ nhà này chủ yếu nằm trong khu vực trung tâm, phố cũ, phố cổ nên sẽ xem xét việc giữ lại một phần để phục vụ cho các nhu cầu dân sinh, công cộng như siêu thị, thương mại và nếu phù hợp quy hoạch có thể dùng làm trường học, nhà trẻ, công viên cây xanh. Sau khi sắp xếp lại cũng vẫn còn diện tích để cho thuê tiếp. Tuy nhiên giá thuê phải sát với thị trường chứ không thể vẫn ở mức 80.000 đồng/m2/tháng như hiện nay.
1.075 địa điểm cho 892 đơn vị, doanh nghiệp thuê, năm 2007 thu được vỏn vẹn 39,81 tỷ đồng; năm 2011, Hà Nội cũng chỉ thu được tổng cộng 99,630 tỷ đồng. |