Giáo sư Robert Maclaren cùng các đồng nghiệp đã tiến hành ca phẫu thuật phức tạp kéo dài tám tiếng cấy vi mạch điện tử vào nhãn cầu mắt của ông Chris James- một bệnh nhân mù đến từ Wiltshire, nước Anh.
Vi mạch chứa 1500 tế bào cảm biến ánh sáng, hoạt động thay thế các tế bào hình nón và hình que bị hỏng của võng mạc.
Vi mạch được kết nối với một nguồn cung cấp năng lượng không dây ở sau tai. Nguồn này lại tiếp tục được kết nối với thiết bị chạy bằng pin bên ngoài thông qua đĩa từ tính dưới da đầu.
Thiết bị bên ngoài có tác dụng thu thập và truyền hình ảnh vào vi mạch điện tử. |
Thiết bị bên ngoài có tác dụng thu thập và truyền hình ảnh đến vi mạch. Sau đó, vi mạch sẽ xử lý để tạo ra hình ảnh có thể nhìn thấy được.
Chỉ ba tuần sau ca phẫu thuật, ông James đã xác định được hình dáng và màu sắc của các vật xung quanh.
Một bệnh nhân khác cũng được tiến hành cấy vi mạch là ông Robin Millar, một trong số những nhà sản suất âm nhạc thành công nhất nước Anh.
Vi mạch điện tử kích thước 3 x 3mm, được cấy vào nhãn cầu mắt của người mù. |
Cả James và Millar đều mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố - căn bệnh khiến bệnh nhân bị mù do các tế bào tiếp nhận ánh sáng ở nhãn cầu mắt ngưng hoạt động.
Những ca phẫu thuật cấy vi mạch thành công cho hai bệnh nhân đầu tiên đã mang lại hy vọng phục hồi thị giác cho 20 nghìn người mắc bệnh viêm võng mạc sắc tố và 50 nghìn người bị thoái hóa điểm vàng ở Anh.
Phượng Vũ
Theo Dailymail