> Công đoàn Tổng Cty Điện lực miền Nam: Làm lợi hàng chục tỷ đồng
> Tăng tốc phát triển lưới điện miền Nam
Tại lễ khởi công dự án tại Bắc Giang ngày 25-12, ông Nguyễn Phúc Vinh, Tổng Giám đốc Tổng Cty Điện lực miền Bắc cho biết, tiểu dự án tại Bắc Giang có tổng mức đầu tư hơn 455,127 tỷ đồng, trong đó vốn đối ứng của EVN NPC là hơn 120,5 tỷ đồng và vốn vay Ngân hàng KFW là 334,614 tỷ đồng.
Công trình sẽ triển khai đầu tư cải tạo lưới điện nông thôn tại 138 xã của 09 huyện và 01 thành phố, gồm: Thành phố Bắc Giang 03 xã; Huyện Lạng Giang 14 xã; Việt Yên 12 xã; Yên Dũng 12 xã; Hiệp Hòa 21 xã; Lục Nam 16 xã; Lục Ngạn 20 xã; Sơn Động 21 xã; Tân Yên 08 xã; Yên Thế 11 xã.
Dự án thực hiện xây dựng mới 158,46km ĐZ trung áp 22kV và 35kV; 224 TBA phân phối với tổng công suất 33.710 kVA; xây dựng mới 418km ĐZ 0,4kV; cải tạo 729km ĐZ 0,4kV.
Theo ông Vinh, theo chủ trương của Chính phủ, Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc tổ chức tiếp nhận lưới điện nông thôn để quản lý vận hành và bán điện trực tiếp đến từng hộ dân.
Điều kiện kỹ thuật của lưới điện nông thôn khi tiếp nhận là không an toàn (dây nhỏ và cũ nát, chất lượng cột kém, cột điện bằng gỗ, tre rất nhiều, hệ thống đo đếm điện năng không chính xác…).
Tổn thất trung bình khoảng 28%, cá biệt có một số khu vực tổn thất điện áp lên đến 31%, suất sự cố lưới điện cao (trung bình: 120 lần/năm/xã; cao nhất: 200 lần/năm/xã), chất lượng điện áp thấp.
Việc cải tạo và mở rộng lưới điện phân phối ở các khu vực nông thôn mới tiếp nhận, đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải và đảm bảo chất lượng điện năng, khắc phục tình trạng quá tải, giảm tổn thất điện năng nhằm hạ giá thành điện nông thôn.
Để đạt được mục tiêu đề ra, Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc và UBND các tỉnh Nghệ An, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và Bắc Giang đã thành lập các Ban chỉ đạo dự án có đầy đủ các đơn vị liên quan làm thành viên.
Theo đó, dự án xây dựng 413,85 km đường dây trung thế, 664 TBA phân phối, xây dựng mới và cải tạo 9.961.4 km đường dây hạ áp trên địa bàn 607 xã thuộc 50 huyện của 4 tỉnh với tổng mức đầu tư 1.940.316.919 VNĐ, sau khi dự án hoàn thành sẽ có 216.313 hộ dân được hưởng lợi từ dự án.
Trong đó, riêng tại tỉnh Nghệ An xây dựng 104,61km đường dây trung thế, 187 TBA phân phối, xây dựng mới và cải tạo 2.878,91 km đường dây hạ áp trên địa bàn 274 xã thuộc 19 huyện, sẽ có 89.263 hộ dân được hưởng lợi từ dự án. Toàn bộ dự án phải hoàn thành trước 30-12-2013 theo hiệp định vay vốn đã ký kết.
Sau khi dự án hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội, sản xuất của khu vực.
Nhân dân tại khu vực triển khai dự án được sử dụng nguồn điện năng đảm bảo chất lượng và có điều kiện và cơ hội để phát triển kinh tế ngày càng mạnh mẽ hơn, văn hoá và an ninh quốc phòng sẽ được tăng cường, đồng thời cũng giải quyết được tình trạng mất an toàn của lưới điện nông thôn hiện nay.
Dự án “Nâng cao hiệu quả lưới điện nông thôn các tỉnh Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Nghệ An bằng nguồn vốn vay Ngân hàng tái thiết Đức (KFW)” có tổng mức đầu tư trên 1.940 tỷ đồng, trong đó, vốn vay từ KFW là hơn 1.477 tỷ đồng sử dụng cho mua sắm vật tư thiết bị, phương tiện, vật liệu điện, thanh toán cho các hợp đồng xây lắp của dự án và chi phí tư vấn nước ngoài tham gia giám sát dự án, vốn đối ứng của EVN NPC là 462,721 tỷ đồng thực hiện phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án, bồi thường, đền bù giải phóng mặt bằng …. Hiệp định vay vốn giữa Ngân hàng Tái thiết Đức và Tập đoàn Điện lực Việt Nam được ký kết ngày 7-9-2010. Hiệp định có hiệu lực từ ngày 11-10-2011 và đóng Hiệp định ngày 30-6-2014. Do đó, toàn bộ dự án triển khai tại các tỉnh phải hoàn thành đóng điện trước 30-12-2013 để 6 tháng đầu năm 2014 thực hiện các thủ tục quyết toán dự án, đảm bảo đúng cam kết tại Hiệp định. |