Gạ tặng tiền có phải là hối lộ?

Gạ tặng tiền có phải là hối lộ?
TP - Khi hiệu trưởng trường mầm non cần một chiếc xe buýt đưa đón học sinh, người tình của cô này, một quan chức tài chính địa phương, đã đề nghị một doanh nhân “tặng” tiền để mua xe. Vậy, đây là hành động nhân đạo hay nhận hối lộ?

> Người hùng chống CSGT “ăn bẩn”

Vị quan chức đó bị kết án 10 năm tù cuối năm 2012, nhưng vụ việc nóng trở lại sau khi báo chí thành phố Trùng Khánh vừa đăng tiếp một bài về những tranh cãi quanh sự việc này.

Lu Zuguo, cựu quan chức tài chính ở huyện Phụng Tiết, thành phố Trùng Khánh, quen người tình 27 tuổi Gao Heping trên mạng vào năm 2010. Dù đã có vợ, Lu (47 tuổi) vẫn cặp với Gao từ tháng 4-2011.

Tháng 12-2011, Lu đề nghị doanh nhân Chen Wenbing tặng chiếc xe buýt chở học sinh cho trường học của Gao.

Vị doanh nhân đành phải đồng ý vì đang cần xin chữ ký của Lu để được vay một khoản tiền từ ngân sách.

Chen đồng ý làm theo đề nghị của vị quan chức - người sau đó bị buộc tội nhận hối lộ, bị Toà án nhân dân huyện Phụng Tiết xử 10 năm tù giam.

Sau khi Lu bị bắt, nhiều phụ huynh học sinh ở trường mầm non viết đơn bênh vực vị quan chức này, với lý do số tiền mà doanh nhân Chen hiến tặng được dùng để mua xe buýt cho trường học, và ông Lu có lòng từ thiện khi đưa ra đề nghị đó.

Dù vụ việc đã kết thúc cách đây một tháng, nhưng nó vừa được xới lại trên mạng. Một số công dân mạng tỏ ra thương cảm Lu, nói rằng, ông này đã phải chịu thiệt thòi khi muốn làm từ thiện.

Nhưng nhiều người khác cho rằng, Lu đáng bị như vậy vì lạm dụng quyền lực vào mục đích riêng.

“Tôi thấy đây là việc làm nhân đạo. Đó là mâu thuẫn kinh điển giữa công lý máy móc và công lý thực tế”, một thành viên của mạng xã hội nổi tiếng Sina Weibo viết.

“Nếu không vì người tình của ông ta đang làm hiệu trưởng của trường đó thì chắc ông ta cũng chả quan tâm tới việc trường đó đang cần một chiếc xe buýt cho học sinh”, một người khác viết trên blog.

Vấn đề đặt ra ở đây là hành động của Lu có được coi là vì mục đích từ thiện hay không.

Theo cáo trạng của toà, Lu bị bắt gặp trong lúc đang nhận hối lộ, dựa trên sự thực là ông này và Gao đang có mối quan hệ ngoài hôn nhân. Quan hệ này được chứng minh qua các tin nhắn và ghi chép trong khách sạn.

Hơn nữa, Lu đề nghị doanh nhân Chen tặng tiền mua xe buýt vào thời điểm ông ta đang có quyền phê chuẩn quyết định Chen có được nhận tiền từ chính phủ hay không.

Ngay cả sau khi Chen nói sẽ mua xe buýt cho trường học thì Lu vẫn yêu cầu Chen đưa tiền mặt để Gao tự mua xe. Điều này không phù hợp với quy trình làm từ thiện thông thường.

Rút cục, Chen gặp Gao tại một ngân hàng và đưa cho cô này 150.000 tệ (hơn 500 triệu đồng) tiền mặt. Sau đó, Chen nhận được khoản vay từ nguồn tiền ngân sách.

Bản cáo trạng đã chỉ rõ hành động của Lu không phải vì mục đích từ thiện, mà “vi phạm nguyên tắc cơ bản trong việc thực hiện thiện nguyện đúng luật và tự nguyện, vì thế, hành động đó là chiêu đòi tiền hối lộ”.

Bên cạnh cuộc tranh luận về mục đích hành động của Lu, một số cư dân mạng còn đặt câu hỏi liệu mức án 10 năm tù có nặng quá không, vì ông này không lấy đồng tiền nào từ túi Chen.

Wang Xuehui, giáo sư luật ở Đại học Luật và Khoa học Chính trị Tây Nam (trụ sở ở Trung Khánh), nói rằng, theo luật, hành động của Lu rõ ràng đã cấu thành tội nhận hối lộ và mức án 10 năm tù hoặc cao hơn được áp dụng cho những đối tượng nhận hối lộ trên 100.000 tệ.

“Trường hợp của Lu gây tranh cãi vì nhiều người nghĩ rằng ông ta làm vậy là vì mục đích nhân đạo, vì lũ trẻ, nhưng việc gì cũng có giới hạn, kể cả những hành động tốt. Giới hạn đó chính là luật pháp”, giáo sư Wang nói.

Phương Anh
Theo Xinhua, China Daily

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.