EURO 2012: Nỗi sợ đến từ… cảnh sát

EURO 2012: Nỗi sợ đến từ… cảnh sát
Những tổ chức về nhân quyền mới đây đã lên tiếng mạnh mẽ bày tỏ sự quan ngại về phương thức mà nước đồng chủ nhà tại EURO 2012 Ukraina tiến hành để ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc cũng như chủ nghĩa phát xít mới.

EURO 2012: Nỗi sợ đến từ… cảnh sát

> Euro từ A đến Z

> Nạn chấn thương hoành hành trước thềm Euro 2012

> Euro 24h: Italia dọa rút khỏi Euro 2012

Những tổ chức về nhân quyền mới đây đã lên tiếng mạnh mẽ bày tỏ sự quan ngại về phương thức mà nước đồng chủ nhà tại EURO 2012 Ukraina tiến hành để ngăn chặn nạn phân biệt chủng tộc cũng như chủ nghĩa phát xít mới.

Cảnh sát làm việc ở EURO 2012
Cảnh sát làm việc ở EURO 2012. Ảnh: Getty
 

Chiến dịch nhằm quảng bá cho EURO 2012 của Ukraina đã gặp phải trở ngại lớn khi kênh BBC của Anh cho đăng tải những hình ảnh bạo loạn trên sân cỏ, những tiếng CĐV giả tiếng khỉ hay những biểu ngữ ngụ ý về chủ nghĩa phát xít xuất hiện trên khán đài của giải VĐGQ nước này. Song song việc phản pháo lại BBC với tuyên bố rằng “Ukaina là một quốc gia an toàn, các bạn hãy đến đây và cảm thấy như đang ở nhà của mình”, BTC EURO cũng tiến hành những biện pháp mạnh mẽ để những hình ảnh mà BBC đăng tải sẽ hoàn toàn biến mất trong gần 1 tháng diễn ra giải đấu hấp dẫn nhất châu lục. Thế nhưng, công cuộc nhằm tạo ra một EURO “sạch” của Ukraina đang xuất hiện những dấu hiệu của sự quá đà, biến lực lượng cảnh sát trở thành nỗi sợ cho chính các CĐV chứ không phải là hooligan.

Tổ chức nhân quyền Amnesty International (AI) đang mạnh mẽ lên tiếng yêu cầu sự cải tổ trong toàn bộ ngành cảnh sát tại Ukraina bởi đã có một số những thành viên trong lực lượng này có dấu hiệu lạm quyền, vi phạm đến quyền con người đang ngày càng được đề cao. Mối quan ngại dấy lên từ sau vụ việc của Ihor Savchyshyn và Andrei Semenyuk, hai nam thanh niên đã bị đánh đập vào hồi cuối tháng Tư vừa qua bởi 6 viên cảnh sát ở Lviv, thành phố nơi diễn ra 3 trận đấu ở bảng B.

Theo thông tin từ AI, hai người này đã bị bắt giữ về đồn cảnh sát ở Sykhivskiy sau khi bị cướp mất 1.800 euro và bị đá, đấm, thậm chí là xịt khí gas vào mắt và rồi nhận những cú ra đòn từ dùi cui. Khi không còn sức chống cự, họ ngã vật trên sàn mà không được nhận sự chăm sóc y tế hay cho quyền được gọi luật sư. Chỉ đến khi một trong hai người không thể đứng lên để đi được nữa, họ mới được đưa tới bệnh viện.

Đây là trường hợp gần nhất trong chuỗi danh sách dài những trường hợp vi phạm nhân quyền do AI thu thập được trong thời gian Chính phủ Ukraina thực hiện mạnh mẽ các biện pháp đảm bảo an ninh cho EURO. “Những gì chúng tôi đang lo lắng là chính sách quản lý lực lượng cảnh sát ở Ukraina và tiêu chuẩn đánh giá công việc của cảnh sát. Hiện tại cảnh sát tại Ukraina là lực lượng chưa được cải cách và đang có những hành động vi phạm nhân quyền”, Heather McGill, thành viên chuyên phụ trách vấn đề nhân quyền ở khu vực châu Âu và châu Á của AI bày tỏ sự quan ngại.

Thay đổi

“Mức lương mà cảnh sát viên nhận quá thấp nên một số người thường lạm dụng quyền để tra hỏi vô cớ dân thường lẫn khách du lịch về những giấy tờ như thẻ căn cước để lấy tiền phạt. Tại Ukraina, thẻ căn cước luôn được yêu cầu phải mang theo người và nếu bạn vi phạm quy định này, bạn sẽ bị phạt tiền và giam giữ cho đến khi trả đủ số tiền phạt mới được tại ngoại”, McGill cho biết thêm.

Đáng lên án hơn là cách mà một số cảnh sát dùng để tra hỏi những người vi phạm. Họ thường không dựa vào bằng chứng hay hoàn cảnh éo le khiến một số người dân hay du khách bỏ quên thẻ căn cước của mình mà luôn đẩy họ vào tình trạng bị “ép cung”, buộc phải nhận tội. McGill cũng cảnh báo rằng người hâm mộ cần tránh những xung đột với cảnh sát bằng việc luôn mang thẻ căn cước theo người. Bên cạnh đó, họ phải nhận thức việc chửi thề trên đường phố là một việc làm vi phạm hành chính. Nó là một vi phạm nhỏ, nhưng họ có thể bị giam giữ trong 15 ngày trong điều kiện cực kỳ xấu.

Trên thực tế ở các giải đấu trước đây, việc người hâm mộ có xung đột với cảnh sát không phải là chưa từng xảy ra. Tuy nhiên, Chính phủ Ukraina cần xem xét và có sự cải cách mạnh mẽ để lực lượng cảnh sát hướng tới một chuẩn mực tốt hơn. Ukraina từng gây ấn tượng khi đào tạo toàn bộ nhân viên cảnh sát học tiếng Anh để phục vụ cho EURO 2012, thế nên, chắc hẳn vấn đề mà dư luận đang quan ngại này cũng có thể nằm trong tầm giải quyết của họ. EURO 2012 được coi là cơ hội cho Ukraina thể hiện họ đang chuyển mình trước sự phát triển của thế giới và để làm được điều đó, họ cần phải đổi mới nhiều hơn nữa.

Theo Cẩm Oanh
TT&VH

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.