Dứa chín đánh tan sỏi thận

Ảnh minh họa: Internet
Ảnh minh họa: Internet
TPO - Dứa rất giàu vitamin B1, B2, C, PP, Caroten, acid hữu cơ và các chất khoáng như sắt, canxi, phospho… Đặc biệt, trong dứa có bromelin - một loại enzym giúp thủy phân protein thành các acid amin, có tác dụng tốt trong tiêu hóa. 

Toàn bộ cây dứa từ lá, quả… đều có bromelin nhưng tập trung nhiều nhất trong lõi quả.

Y học hiện đại đã sử dụng bromelin của dứa để điều trị bệnh lý rối loạn tiêu hóa từ những năm 1963. Ngoài ra Bromelin làm tăng hệ miễn dịch, ức chế quá trình viêm, làm giảm phù nề và tụ huyết, giúp mau lành sẹo. Gần đây nó còn được chứng minh có tác dụng làm giảm di căn của các bệnh ung thư, liều dùng 200-300 mg/kg thể trọng kết hợp với hóa trị liệu, hay xạ trị.

Y học cổ truyền và trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc sử dụng dứa như dùng rễ dứa làm thuốc lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó; dùng dịch ép quả dứa chưa chín làm thuốc tẩy nhuận tràng, dùng nõn lá dứa non đem sắc uống (hoặc giã ép lấy nước) làm thuốc chữa sốt; quả dứa chín nướng cháy, gọt bỏ vỏ, mỗi ngày ăn 1 quả, ăn trong 4 ngày để chữa huyết áp cao…

Đặc biệt, lấy một quả dứa chín để nguyên vỏ, khoét ở cuống quả một lỗ nhỏ, lấy 7-8 g phèn chua giã nhỏ nhét vào, dùng thân dứa vừa khoét đậy lại, đem nướng trên than hồng (hoặc vùi vào lửa) cho cháy xém hết vỏ, thịt quả chín mềm, để nguội vắt lấy nước uống. Mỗi ngày uống nước của 1 quả, sỏi thận sẽ bị bào mòn dần và tan hết, nếu sỏi nhỏ thì có thể tiểu tiện ra được.

Tuy nhiên, loại quả này cũng là nguyên nhân của nhiều vụ ngộ độc. Nguyên nhân là do vi nấm cực độc phát triển ở mắt dứa, nếu dứa bị dập nát, chúng sẽ có cơ hội thâm nhập sâu vào trong quả dứa. Sau khi ăn dứa 30-60 phút, họ thấy khó chịu, mệt mỏi, ngứa khắp người, gãi xước da chảy máu vẫn ngứa, nổi mày đay; đau bụng dữ dội, nôn mửa, ỉa chảy; có thể có mạch nhanh nhỏ, khó thở, huyết áp hạ. Nếu ngộ độc nhẹ, khoảng 3 giờ sau, nạn nhân sẽ khỏi. Nếu nặng, nạn nhân khó thở, trụy tim mạch, mê man và tử vong.

Ngoài ra cũng cần lưu ý không nên ăn dứa tươi vào lúc đói, vì các acid hữu cơ của dứa và bromelin tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột, dễ gây nôn nao, khó chịu. Những người có bệnh chảy máu hoặc có nguy cơ chảy máu cũng không nên ăn dứa do bromelin có khả năng làm tiêu fibrin dẫn đến khó cầm máu.

Để phòng ngừa tai biến trên, cần chọn dứa tươi và nguyên lành. Không ăn dứa dập nát, gọt dứa phải hết lớp vỏ, cắt sâu cho hết mắt, sau đó xát qua ít muối rồi rửa sạch mới bổ ra ăn. Và không ăn nhiều dứa khi đang đói.

Như vậy, việc sử dụng dứa mỗi ngày một quả và sử dụng đúng cách sẽ không gây tổn thương đến thận. Tuy nhiên, cũng chưa có nhiều bằng chứng nói đến tác dụng cũng như nguy cơ của bông sứ trắng, bên cạnh đó cũng chưa thấy tài liệu nào nói đến việc dứa có thể chữa khỏi bệnh xương khớp. Vì vậy, trong trường hợp này bạn cần đưa mẹ đến cơ sở y tế có uy tín, để bác sỹ khám và kiểm tra chính xác trước khi quyết định phương thức điều trị cho phù hợp.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.