Dự kiến thu nhập người dân Bắc Ninh gần 350 triệu đồng mỗi năm

Dự kiến thu nhập người dân Bắc Ninh gần 350 triệu đồng mỗi năm
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 146,2 triệu đồng và định hướng đến 2030 là 346,7 triệu.

>90 triệu dân, mừng hay lo?
>Hà Nội sau 5 năm mở rộng: Bất động sản phát triển quá nóng!
>Sắp có báo cáo nông dân bỏ ruộng

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 146,2 triệu đồng và định hướng đến 2030 là 346,7 triệu
Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 146,2 triệu đồng và định hướng đến 2030 là 346,7 triệu. Trong ảnh: Khu công nghiệp Yên Phong do Viglacera đầu tư nằm trên địa bản tỉnh Bắc Ninh

Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Với quy hoạch này, Bắc Ninh sẽ được xây dựng trở thành tỉnh phát triển bền vững, hài hòa giữa khu đô thị và nông thôn, có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, trong đó đô thị lõi Bắc Ninh đạt tiêu chuẩn đô thị loại I.

Đồng thời, sẽ đưa Bắc Ninh cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết về hạ tầng kỹ thuật để tiến tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào những năm 20 của thế kỷ 21.

Cụ thể, về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân thời kỳ 2011-2030 đạt khoảng 10,5%, trong đó giai đoạn đến 2015 là 13%/năm, tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011-2030 chiếm 33-35% GRDP.

Thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn đến năm 2020 đạt khoảng 146,2 triệu đồng và định hướng đến 2030 là 346,7 triệu.

Để đạt được những mục tiêu trên, tỉnh có kế hoạch phát triển công nghiệp bền vững với tốc độ nhanh làm động lực phát triển kinh tế của tỉnh; phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 11,9% và giai đoạn 2021-2030 là 6,8%.

Bên cạnh đó, phát triển dịch vụ, du lịch giai đoạn 2016 - 2020 tăng trưởng khoảng 12,8% và giai đoạn 2021-2030 đạt 13,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đến năm 2020 đạt 90.000 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 14,8%/năm.

Nông nghiệp được phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị kinh tế trên mỗi đơn vị diện tích đất, xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Ổn định diện tích rừng và đất lâm nghiệp khoảng 625 ha với kết cấu rừng bền vững, nhiều tầng tán.

Bên cạnh đó, các lĩnh vực xã hội, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường; phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng; kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với quốc phòng an ninh cũng được đề cập tại Đề án và đưa ra mục tiêu trong quy hoạch, kế hoạch và từng chương trình phát triển trên địa bàn.

Ưu tiên phát triển đô thị lõi Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du

Với quy hoạch này, có bốn nhiệm vụ chủ yếu mang tính đột phá mà Bắc Ninh sẽ phải giải quyết.

Một là, chuyển dịch và thu hút đầu tư công nghiệp theo hướng có chọn lọc bên cạnh việc đảm bảo ổn định cho các loại hình công nghiệp đã hình thành; trong giai đoạn tới tập trung thu hút các loại hình công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp công nghệ thông tin.

Hai là, phát triển một số loại hình dịch vụ theo hướng liên kết mở, liên vùng, liên tỉnh, nhằm phát huy lợi thế vị trí cửa ngõ Đông Bắc của vùng Hà Nội, nằm trên hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội -Hải Phòng. Trong đó tập trung phát triển mạnh các loại hình dịch vụ gắn với công nghiệp đó là dịch vụ trung chuyển hàng hóa, dịch vụ đô thị, dịch vụ tài chính ngân hàng.

Ba là, ưu tiên phát triển đô thị lõi Bắc Ninh, Từ Sơn, Tiên Du trở thành các đô thị hạt nhân có sức hút, mức độ tập trung cao, hệ thống hạ tầng hoàn thiện, để thu hút các loại hình dịch vụ chất lượng cao, đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Và bốn là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ của tỉnh, trọng tâm là hình thành đội ngũ các nhà khoa học, nhà quản lý giỏi, có cơ chế chính sách bồi dưỡng, thu hút, tuyển dụng nhân tài làm việc và cống hiến tại địa phương.

Theo Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG