Dự án cải tạo, nâng cấp QL6 có chiều dài 21,7 km, bắt đầu từ nút giao Ba La (quận Hà Đông) đến thị trấn Xuân Mai (huyện Chương Mỹ), tiếp giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hòa Bình). |
Từ mặt cắt đường hiện có rộng từ 6 - 10 mét, tuyến đường sẽ được nâng cấp, mở rộng lên 50 - 60 mét, tương đương 4 - 6 làn xe. |
Trên tuyến có 7 cầu đường bộ và 1 cống hộp; 4 nút giao chính gồm nút giao Ba La (giao với Quốc lộ 21B), nút giao với đường Vành đai 4, nút giao với đường trục Bắc - Nam và nút giao với Quốc lộ 21. |
Đặc biệt, đoạn gần khu vực bến xe Yên Nghĩa, dự án có giao cắt với đường Vành đai 4 cũng đang gấp rút thi công của Hà Nội. |
Trong 4 nút giao này, riêng nút giao Ba La được thiết kế đồng mức. 3 nút giao còn lại là khác mức. “Dự án có tổng mức đầu tư hơn 8.100 tỷ đồng, nguồn ngân sách thành phố Hà Nội với thời gian thi công từ năm 2022 đến 2027 (5 năm). Trong đó chi phí giải phóng mặt bằng hơn 5.000 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị hơn 2.947 tỷ đồng |
Đoạn qua thị trấn Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) đã hoàn thành ở một dự án trước kia. |
Từ mặt cắt đường hiện có rộng từ 6 đến 10 mét, tuyến đường sẽ được nâng cấp, mở rộng đến 60 mét, tương đương 4 đến 6 làn xe. |
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội, đến thời điểm hiện tại Ban đang tập trung thi công đoạn qua địa bàn xã Phú Nghĩa và xã Tiên Phương (huyện Chương Mỹ) với chiều dài khoảng 3 km. |
Toàn bộ dự án có 2 cây cầu lớn phải thi công là cầu Mai Lĩnh và cầu Tân Trượng, cầu Mai Lĩnh hiện chưa tiến hành thi công mở rộng do vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Trên ảnh là cầu Tân Trượng đang tiến hành thi công các hạng mục trụ cầu. |
Dầm cầu Tân Trượng được đúc tại chỗ để phục vụ lắp đặt trong thời gian tới. |
Điểm cuối là khu vực thị trấn Xuân Mai, nơi giao cắt với đường Hồ Chí Minh. Toàn bộ dự án đặt mục tiêu sẽ hoàn thành vào năm 2027. |