'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32

TPO - Được tuyển chọn từ những gương mặt tốt nhất trong làng võ cổ truyền, đội tuyển Kun Bokator Việt Nam đã rất sẵn sàng cho SEA Games 32, dù môn võ thi đấu có nhiều đòn thế cũng như cách tính điểm khác với những gì họ đã quen.
'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 1

Tại SEA Games 32, chủ nhà Campuchia giới thiệu môn Kun Bokator, môn võ lâu đời nhất được sáng tạo bởi người Khmer.

Theo UNESCO, tổ chức công nhận Kun Bokator là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2002, môn võ này ra đời từ thế kỷ thứ nhất. Sau đó, ăn sâu vào truyền thống, phong tục, tập quán, văn hóa và đời sống sinh hoạt của người dân Campuchia, trở thành biểu tượng của văn hóa Khmer cho đến tận ngày nay.

Ở kỳ Đại hội thể thao Đông Nam Á lần này, Kun Bokator bao gồm 16 nội dung thi đấu đối kháng đồng đội, 7 nội dung biểu diễn cá nhân, đồng đội và 9 nội dung thi đấu đối kháng cá nhân. Theo ông Ou Dara, Phó Tổng thư ký Liên đoàn Bokator Campuchia, có 6 quốc gia đăng ký tranh tài ở môn Kun Bokator, bao gồm chủ nhà Campuchia, Lào, Myanmar, Philippines, Indonesia và Việt Nam.

Đội tuyển Kun Bokator Việt Nam thành lập với 3 HLV và 15 VĐV đến từ đội tuyển võ thuật cổ truyền Việt Nam. Theo HLV trưởng Lê Công Bút, đây là những gương mặt tốt nhất trong làng võ cổ truyền Việt Nam, được tuyển chọn bởi sự tương đồng giữa 2 môn võ.

'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 2

Việt Nam là một trong 6 quốc gia tranh tài ở môn Kun Bokator tại SEA Games 32.

“Về cơ bản, lối đánh của Kun Bokator giống võ cổ truyền Việt Nam. Sự khác biệt nằm ở các đòn vật hoặc bay lên đánh gối, chỏ. Ngoài ra còn ở cách di chuyển và luật thi đấu. Nếu như võ cổ truyền của chúng ta chỉ có thang 3 điểm thì ở Kun Bokator, những pha bay lên vai đánh gối hoặc chỏ vào đầu đối thủ sẽ được 5 điểm”, HLV Lê Công Bút nói với báo Tiền Phong, tranh thủ quãng nghỉ giải lao của các tuyển thủ.

Đội tập trung từ ngày 1/3 nhằm chuẩn bị cho SEA Games 32. Trước thềm đại hội, đội tuyển Kun Bokator Việt Nam cũng tham dự Giải vô địch Kun Bokator Đông Nam Á 2023 được tổ chức ở Campuchia hồi đầu tháng 4. Theo HLV Lê Công Bút, “đây là dịp tốt để làm quen với không khí thi đấu, cách tính điểm và tiếp cận lối đánh của đối phương, đồng thời học hỏi, tích lũy kinh nghiệm”.

“Tuy vậy, thành tích của đội rất khả quan”, ông hào hứng nói, “đoàn Việt Nam giành 3 HCV, 3 HCB và 3 HCĐ, đứng thứ 3/4 quốc gia tham dự. Riêng về đối kháng, chúng ta đứng thứ nhì, chỉ sau chủ nhà”. Mặc dù vậy, HLV Lê Công Bút khá thận trọng khi đánh giá đối thủ, bởi “ngoại trừ Campuchia và Lào đã quen với môn võ này, những nước còn lại cũng mới tiếp cận như Việt Nam”.

'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 3'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 4

Đội tuyển Kun Bokator Việt Nam đã chơi xuất sắc ở giải "tiền SEA Games 32" với 3 HCV, 3 HCB và 3 HCĐ.

Đó là lý do đội tuyển Kun Bokator không đặt mục tiêu cụ thể ở SEA Games tới. “Sẽ thật tốt nếu chúng ta duy trì thành tích như vừa rồi, song cần lưu ý giải Đông Nam Á chỉ mang tính chất tham khảo, bởi ngay cả chủ nhà Campuchia cũng chưa chơi với phong độ cao nhất”, người đứng đầu đội tuyển Kun Bokator Việt Nam cho biết, “Vào SEA Games, sự đua tranh sẽ phức tạp hơn”.

HLV Lê Công Bút chia sẻ thêm: “Chúng tôi chỉ có 2 tháng rưỡi, trong khi để chuẩn bị cho giải đấu lớn như SEA Games đòi hỏi khối lượng, cường độ tập luyện cao. Vì vậy khó tránh khỏi tình trạng quá tải hoặc chấn thương. Mặc dù vậy tất cả đều rất hào hứng khi đội võ cổ truyền được thi đấu ở SEA Games”.

Đây là lần đầu tiên đội tuyển võ cổ truyền Việt Nam được thành lập để tham dự Đại hội thể thao Đông Nam Á. Tuy mang tên đội Kun Bokator, song HLV Lê Công Bút, người nhiều năm tâm huyết với võ cổ truyền Việt Nam, vẫn hy vọng có thể quảng bá võ dân tộc tới bạn bè quốc tế. Đồng thời, cam kết nỗ lực hết sức mình để giành kết quả cao, khiến quốc ca Việt Nam vang lên trên đất Campuchia vào tháng 5 tới.

'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 5

Trong thi đấu đối kháng, các võ sỹ Kun Bokator sẽ đeo găng, mũ bảo hộ và giáp.

'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 6'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 7'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 8'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 9

Kun Bokator có hệ thống đòn thế rất đa dạng, nhưng có nhiều nét tương đồng với võ cổ truyền Việt Nam.

'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 10

Do có ít thời gian để chuẩn bị, đội tuyển Kun Bokator phải tập luyện với cường độ cao nhằm đáp ứng tiêu chuẩn SEA Games.

'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 11
Võ sỹ Nguyễn Thị Tuyết Mai là niềm hy vọng của ĐT Kun Bokator Việt Nam. Cô từng giành HCV Muay Thái SEA Games 2009, HCV Kickboxing ĐHTT trong nhà châu Á 2009, HCĐ Kickboxing SEA Games 2011, HCV Kickboxing ĐHTT võ thuật châu Á và HCB ở ĐH Võ thuật thế giới.
'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 12'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 13

Trước SEA Games 32, Tuyết Mai cùng các đồng đội của đội võ cổ truyền hăng say tập luyện với mục tiêu giành kết quả tốt nhất.

'Đột nhập' đội tuyển Kun Bokator Việt Nam chiêm ngưỡng các đòn thế của môn võ lạ tại SEA Games 32 ảnh 14

Rất nhiều mồ hôi và cả sự mệt mỏi, nhưng nụ cười vẫn nở trên gương mặt các võ sỹ võ cổ truyền Việt Nam chuẩn bị tới Campuchia và tranh tài ở môn Kun Bokator.

Tin liên quan