Động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Fukushima, cảnh báo sóng thần

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Trong một thông báo của Cơ quan Khí tượng Nhật Bản, trận động đất diễn ra ở độ sâu 60 km dưới biển vào khoảng 23h30 (theo giờ địa phương ngày 16/3), làm rung chuyển các tòa nhà ở Tokyo, khiến gần 2 triệu hộ dân bị mất điện. Cơ quan này đã đưa ra cảnh báo sóng thần có thể ập vào các tỉnh Miyagi và Fukushima.
Động đất mạnh 7,3 độ Richter ở Fukushima, cảnh báo sóng thần ảnh 1

Động đất mạnh 7.3 độ Richter xảy ra ở Fukushima làm hỏng gạch lát vỉa hè trước nhà ga Fukushima.

Cảnh báo sóng thần đã được đưa ra đối với Fukushima sau khi một trận động đất mạnh 7,3 độ Richter tấn công bờ biển phía đông Nhật Bản, theo các quan chức Chính phủ Nhật Bản.

Fukushima là nơi xảy ra vụ tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất kể từ Chernobyl sau trận động đất mạnh 9,0 độ Richter và kéo theo một trận sóng thần tấn công nhà máy điện hạt nhân Fukushima vào năm 2011. Trận động đất và sóng thần ở Nhật Bản năm đó đã khiến khoảng 20.000 người chết, phá hủy hơn 120.000 tòa nhà. Sóng thần đã đánh sập lưới điện kết nối với nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi, làm tắt hệ thống làm mát, gây ra sự cố ở 3 trong số 6 lò phản ứng của nhà máy và xả chất phóng xạ ra đại dương.

Thủ tướng Fumio Kishida cho biết chính phủ đang làm việc để đánh giá mức độ thiệt hại do trận động đất gây ra, nhưng cảnh báo người dân "Hãy hành động để cứu tính mạng của bạn trước."

Công ty Điện lực Tokyo, nơi điều hành nhà máy hạt nhân Fukushima không còn hoạt động, thông báo đang điều tra tác động của trận động đất đối với các cơ sở này.

Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Hirokazu Matsuno cảnh báo người dân cần cảnh giác với các dư chấn nguy hiểm.

Ông Matsuno nói trong một cuộc họp báo: “Có khả năng một trận động đất khác mạnh đến mức trên 6 độ Richter có thể xảy ra trong tuần tới hoặc lâu hơn. Chúng ta cần cảnh giác".

Theo Live Science
MỚI - NÓNG
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
Dự án nghìn tỷ nát tươm: Tư vấn thiết kế khai ‘chưa từng nhận được phản ánh’
TPO - Tại tòa, bị cáo thuộc đơn vị tư vấn khai quá trình thi công cho đến trước ngày diễn ra sạt trượt, đơn vị tư vấn không nhận được bất cứ phản ánh nào liên quan đến hồ sơ thiết kế. 'Nước ngầm' mà cáo trạng đề cập là do thấm từ trên xuống, lỗi này do đơn vị thi công sử dụng đất đắp không đạt yêu cầu.