Đồn cảnh sát Mỹ bị đốt sau vụ người da màu bị đè cổ chết

Người biểu tình đốt một trụ sở cảnh sát ở Minneapolis. (Ảnh: AP)
Người biểu tình đốt một trụ sở cảnh sát ở Minneapolis. (Ảnh: AP)
TPO - Sở cảnh sát ở Minneapolis, bang Minnesota, vừa bị đốt cháy ngùn ngụt trong bối cảnh đợt biểu tình vì vụ George Floyd bị một cảnh sát da trắng đè đầu gối vào cổ đến chết đang lan rộng ra nhiều khu vực của thành phố.

Phát ngôn viên cảnh sát Minneapolis xác nhận cuối ngày 28/5 rằng các sĩ quan và nhân viên làm việc tại sở cảnh sát thứ 3, nơi tập trung đông người biểu tình, đã phải sơ tán vì lý do an toàn. Một đoạn phim được phát trực tiếp trên mạng cho thấy người biểu tình ập vào đồn, tiếng còi báo cứu hỏa vang inh ỏi sau khi lửa bốc lên trong tiếng hò reo của đám đông. 

Cuối ngày 18/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump lên án tình trạng “không còn sự lãnh đạo nào” ở Minneapolis. “Vừa nói chuyện với Thống đốc Tim Wals và nói với ông ấy rằng Quân đội luôn sẵn sàng hỗ trợ. Bất kể khó khăn nào chúng tôi cũng sẽ lấy lại được kiểm soát, nhưng khi cướp bóc xảy ra thì súng sẽ nổ”, ông Trump viết trên Twitter. 

Đồn cảnh sát Mỹ bị đốt sau vụ người da màu bị đè cổ chết ảnh 1 Hình ảnh người đàn ông da màu bị cảnh sát da trắng đè gối lên cổ

Biểu tình bắt đầu nổ ra từ hôm 26/5, một ngày sau khi xuất hiện đoạn phim ghi lại cảnh Floyd chết trong lúc đối đầu với cảnh sát được đưa lên mạng. Trong đoạn phim, Floyd bị còng tay và cầu xin trong lúc bị cảnh sát Derek Chauvin đè cổ xuống đất bằng đầu gối. Vài phút trôi qua, Floyd từ từ ngừng nói và cử động. Đồn cảnh sát số 3 là lực lượng phụ trách khu vực phía nam Minneapolis, nơi Floys bị bắt.

Thống đốc Minnesota Tim Walz trước đó kích hoạt cơ chế huy động lực lượng vệ binh quốc  gia theo đề nghị của thống đốc Minneapolis, nhưng chưa rõ khi nào lực lượng này sẽ được triển khai. Sau khi đồn cảnh sát số 3 bị đốt, lực lượng vệ binh quốc gia thông báo trên Twitter rằng hơn 500 binh lính trên khắp khu vực trung tâm của thành phố này đã được điều động. 

Đầu ngày 28/5, hàng chục cửa hàng ở trung tâm thành phố đã đóng hết cửa chính và cửa sổ vì sợ tình trạng cướp bóc. Toàn bộ hệ thống tàu nhanh và xe buýt của thành phố cũng dừng hoạt động hoàn toàn đến Chủ nhật tới vì lý do an toàn. 

Erika Atson, 20 tuổi, là một trong hàng ngàn người tập trung bên ngoài trụ sở chính quyền ở trung tâm Minneapolis, nơi đang diễn ra cuộc biểu tình ôn hòa. Nhiều người ở đây đeo khẩu trang để đề phòng COVID-19, nhưng có vẻ họ không thực hiện giãn cách xã hội. 

Atson, một cô gái da màu, kể rằng cô từng chứng kiến hai cậu em 14 tuổi và 11 tuổi của mình bị cảnh sát Minneapolis đối xử như thế nào khi họ nhầm tưởng hai cậu bé mang theo súng. Atson nói rằng cô tham gia tất cả các cuộc biểu tình từ sau cái chết của Floyd và lo ngại rằng bọn trẻ da màu có thể gặp nguy hiểm nếu đụng phải cảnh sát. 

“Chúng tôi không muốn đến đây để đánh nhau với ai...Chúng tôi chỉ muốn cảnh sát phải chịu trách nhiệm”, Atson nói. 

Sau khi huy động lực lượng vệ binh quốc gia, Thống đốc Walz thúc giục phải thay đổi nhiều sau cái chết của Floyd. 

“Đã đến lúc phải xây dựng lại. Xây dựng lại thành phố, xây dựng lại hệ thống tư pháp và xây dựng lại quan hệ giữa lực lượng thực thi pháp luật và những người họ có nghĩa vụ bảo vệ”, ông  Walz nói. 

Người biểu tình chủ yếu tập trung ở khu dân cư Longfellow, nơi có đồn cảnh sát và xảy ra vụ bắt Floyd. Một dãy cửa hàng trên phố gần sở cảnh sát đã bị người biểu tình đập vỡ hết cửa sổ. 

Người biểu tình nói rằng họ phá hoại tài sản vì “hệ thống của chúng ta đã bị đập vỡ”, một thành niên trẻ nói với AP.  

Theo theo AP
MỚI - NÓNG