> Lương công chức sẽ ở mức trung bình khá trong xã hội
> Người giải quyết phải bảo vệ người tố cáo
Các cơ quan Chính phủ Việt Nam cũng như các đối tác phát triển đều ghi nhận vai trò và ý nghĩa của Đối thoại, coi đây là một diễn đàn chia sẻ thông tin hữu ích”.
Đó là nhận định được đưa ra tại Hội thảo trước Đối thoại Phòng, chống tham nhũng lần thứ 10 với chủ đề “Đánh giá hiệu quả, tác động của các kỳ Đối thoại về Phòng, chống tham nhũng đối với công tác Phòng, chống tham nhũng tại Việt Nam” do Thanh tra CP, Văn phòng BCĐ T.Ư về PCTN tổ chức ngày 14-11 tại Hà Nội.
Các đại biểu dự Hội thảo cũng cho rằng quá trình tổ chức Đối thoại từ kỳ 1 đến kỳ 9 là một quá trình thay đổi theo hướng tích cực, trong đó bước tiến đáng kể là đã tập trung được Đối thoại vào các chủ đề trọng tâm; việc chuẩn bị nội dung đối thoại cũng ngày càng được cải thiện.
Tác động của các kỳ Đối thoại mang tính bổ trợ, góp phần tạo chuyển biến về thể chế, chính sách đối với công tác Phòng, chống tham nhũng nói chung và trong từng lĩnh vực cụ thể, đặc biệt là từ lần thứ 6 đến lần thứ 9 gần đây...
Tuy nhiên, các đại biểu cũng cho rằng, tồn tại lớn nhất của các kỳ Đối thoại là còn thiếu cơ chế chỉ đạo và theo dõi thực hiện các gợi ý và khuyến nghị. Nhiều đối tác phát triển tham gia tích cực vào việc chia sẻ thông tin tại Đối thoại, nhưng cũng chưa tích cực trong việc triển khai các tổng kết của Đối thoại đối với các chương trình-dự án mà họ đang hỗ trợ cho các ngành, lĩnh vực…
Các đại biểu cũng tập trung thảo luận nhằm đưa ra những khuyến nghị cần thiết, trong đó có một vấn đề được đặt ra là tiếp tục duy trì Đối thoại như là một kênh đối thoại, chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, hoặc phát triển Đối thoại thành một diễn đàn có thể mang lại những tác động mạnh mẽ hơn, thiết thực hơn cho công tác Phòng, chống tham nhũng.