Đổi mới bộ máy giúp việc của Quốc hội

Đổi mới bộ máy giúp việc của Quốc hội
TPO - Sáng nay (25-2), tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 15 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng. Phiên họp diễn ra trong hai ngày 25 và 26 - 2.

> Quốc hội yêu cầu 'phá băng' bất động sản
> Sẽ sớm có quy chế lấy phiếu tín nhiệm

 Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng chủ trì và phát biểu khai mạc Phiên họp thứ 15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII. Ảnh:TTXVN

Tại phiên họp thứ 15,  Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Phòng, chống khủng bố, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú; đồng thời xem xét, thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Thường vụ Quốc hội cũng sẽ thảo luận về Đề án đổi mới bộ máy giúp việc của Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh: “Bộ máy giúp việc của Quốc hội, của các cơ quan của Quốc hội có vai trò rất quan trọng nên cần xem xét đề án đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, cũng như quy trình hành chính trong việc giúp việc các cơ quan của Quốc hội".

Nói rộng ra là chúng ta sẽ tiến tới đổi mới ở cả các bộ máy chuyên trách ở các đoàn đại biểu Quốc hội nữa. Tăng cường bộ máy giúp việc này thì chất lượng hoạt động của Quốc hội chắc chắn sẽ được nâng cao hơn”.

Phiên họp cho ý kiến về việc Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU).

Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Tờ trình của Chính phủ về bố trí vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012 – 2015 và cho ý kiến về một số dự án quan trọng, cấp bách của các Bộ: Giao thông vận tải, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và cho ý kiến về tờ trình của Tòa án nhân dân tối cao đề nghị bổ sung thành viên Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Sau phiên khai mạc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ.

Chiều nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về Đề án đổi mới bộ máy giúp việc và tổng kết việc thực hiện Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội.

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
Tiến độ xét xử các vụ án thuộc diện theo dõi của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTNTC
TPO - Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) theo dõi, chỉ đạo được Tòa án các cấp tổ chức xét xử nghiêm túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, không có vùng cấm, không có ngoại lệ. Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 23 vụ án, đã xét xử 19 vụ án; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 19 vụ án, đã xét xử 9 vụ án và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm 2 vụ án, đã xét xử 1 vụ án.