> Chó đội mũ bảo hiểm ngồi sau xe như người
> Phạt người đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm
Theo đó, MBH phải có cấu tạo đủ ba bộ phận: vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ) và quai đeo; có kiểu dáng đáp ứng yêu cầu quy định và đã được chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy phù hợp quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, được gắn dấu hợp quy CR, ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật. Mũ có kiểu dáng nhái, không đáp ứng đủ tiêu chuẩn kỹ thuật trên thì sẽ không được coi là MBH.
Bản thân MBH kém chất lượng khác mũ rởm, CSGT lấy cơ sở pháp lý gì để xác định mũ nào kém chất lượng. Chả lẽ, người ta nói tôi đội mũ thật, mình bảo mũ giả. Thế là đứng cãi nhau ngoài đường à”. |
Người đi đường khi đội mũ không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ bị xử phạt như đối với hành vi không đội MBH hoặc đội MBH không cài quai đúng quy cách. Theo dự thảo Nghị định về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt của Bộ GTVT, mức phạt cho hành vi trên là 100.000-200.000 đồng.
Không làm đồng bộ, khó xử phạt
Chiều 7-3, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia Nguyễn Hoàng Hiệp, cho biết: “Mục tiêu dự thảo trên không phải để xử phạt người tham gia giao thông, mà nhằm xử lý tận gốc các loại mũ thời trang, mũ nhựa, mũ giả MBH...nhưng không có chức năng bảo hiểm”.
Theo đó, đầu tiên, lực lượng quản lý thị trường sẽ ra quân xử lý việc mua bán, sản xuất những loại mũ trên. Tiếp đến, Ủy ban ATGT Quốc gia phối hợp cùng một số cơ quan khác tuyên truyền để người dân phân biệt các loại mũ thật, mũ giả, mũ nào nên đội để bảo vệ sự an toàn mỗi khi lưu thông.
CSGT sẽ tăng cường xử phạt hành vi không đội MBH. Người tham gia giao thông cũng lưu ý là nếu đội các loại mũ không phải MBH (mũ nhựa, mũ thời trang) thì được xem như không đội MBH khi đi xe mô tô, gắn máy....
Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên (Cục trưởng CSGT Đường bộ-đường sắt) khi được hỏi CSGT sẽ xử phạt thế nào với những trường hợp trên, đã nói: “Với thực trạng thị trường mũ như hiện nay, lực lượng CSGT rất khó triển khai chủ trương này. Cơ quan chức năng của nhiều bộ, ngành cùng phải vào cuộc. Ví dụ quản lý thị trường sẽ phải làm việc này trước để làm sao giải quyết tận gốc là nơi sản xuất, nơi bán mũ nhái MBH. Hơn nữa, khi tuần tra kiểm soát, CSGT còn có bao nhiêu việc để làm. Bản thân MBH kém chất lượng khác mũ rởm, CSGT lấy cơ sở pháp lý gì để xác định mũ nào kém chất lượng. Chả lẽ, người ta nói tôi đội mũ thật, mình bảo mũ giả. Thế là đứng cãi nhau ngoài đường à”.