Đọc xong điều này bạn có muốn cho con đi kích não để thành thiên tài?

Học sinh tham gia lớp học kích hoạt não
Học sinh tham gia lớp học kích hoạt não
Ta không khỏi bất bình trong thời đại khoa học đã phát triển như ngày nay mà có những kẻ dám tự tiện đứng ra mở các lớp học “kích hoạt não” được họ quảng cáo là giúp cho trẻ em từ 6-15 tuổi phát triển trí tuệ nhanh chóng để trở thành thiên tài? Đấy quả thật là chuyện hoang đường, không có bất kỳ một cơ sở khoa học nào!

Nói một cách dễ hiểu, não bộ con người có thể định nghĩa như bộ phận quan trọng nhất của cơ thể. Não bộ điều khiển tất cả các bộ phận khác của cơ thể từ những cử động tới sinh hoạt trí tuệ và sự sản xuất các hoóc môn cần thiết và tất cả hoạt động tự động của tim, phổi… 

Não bộ được rất nhiều khoa học nghiên cứu

Khoa học về thần kinh: hiện nay, nhờ có các máy quét và máy quét sinh hoạt có thể cho ta hình ảnh chính xác về các hoạt động của não bộ khi ta học, ta yêu, ta hờn giận hay ghen ghét.

Khoa Tâm lý học bao gồm cá thể bản thể của con người với thân xác – trong đó có não bộ – và văn hóa, tôn giáo, … để giải thích các hành vi của con người, hầu có thể khi cần giúp ta phát triển hay vượt bế tắc.

Khoa bệnh lý thần kinh học chuyên về các bệnh của não bộ như bệnh động kinh, Parkinson, alzheimer, ..

Khoa tâm thần học, bao gồm thần kinh học và tâm lý học, chuyên trị các bệnh tâm thần như schizophrenie, TOC, trầm cảm, ...

Khoa về sự học và sự tiếp thu nghiên cứu não trong quá trình hấp thụ kiến thức mới những hiện tượng như sự nhận định, sự chú ý, trí nhớ, sự suy luận, trí thông minh …

Trí thông minh không phải trời cho, tức là môi trường có thể giúp phát triển trí thông minh – cần cọ xát, cần kích thích – stimuli – để não bộ của trẻ cho “bắc cầu” giữa các tế bào thần kinh, giúp tiềm năng thành khả năng.

Nhưng não của trẻ không là một hòn đất sét mà ta muốn nhào nặn thế nào cũng được. Não của trẻ cũng có thể bị thương tổn. Những thương tổn não bộ và tâm thần có thể là những vết thương khó lành.

Dạy nhồi nhét, sống trong môi trường bạo lực, thiếu tình thương có thể là những thương tổn cho trẻ.

Còn định nghĩa của “thiên tài” dưới góc nhìn thần kinh học?

Thiên tài là một người có đam mê cao và sống vì đam mê đó tức là một người khởi đầu tự đặt câu hỏi về một sự việc sau đó đi vào tìm tòi nghiên cứu ra ngọn ra ngành. Dĩ nhiên để có thể nghiên cứu đi xa, người đó cần có một bộ não sẵn sàng tiếp thu cái mới – đại đa số các bộ não của trẻ có khả năng này.

Dạy trẻ thành “thần đồng” là cho trẻ đi vào một ...đường lún, ornière theo tiếng Pháp, cho trẻ những khuôn mẫu nhất định mà một khi rời khuôn mẫu đó, trẻ thành … bơ vơ không có giải pháp. Không những trẻ sẽ không thành thần đồng mà chúng còn có thể bị ám ảnh, bị bệnh tâm thần vì những lối kích thích phản khoa học.

Trong dấu ngoặc, hiện thời ta gọi là khoa học những gì đã được có bằng chứng cụ thể – evidence based -

Đam mê và tìm tòi – xin ghi lại đây thí dụ dựa trên đời của Stephen Jay Gould, một nhà sinh học nổi tiếng. Ông Jay Gould bảo rằng thời thơ ấu của ông, trong lúc các trẻ đồng trang lứa chỉ xem TV và thích Tortue Ninja, chuyện phim con rùa xanh, ông ấy thích đi các bảo tàng thiên nhiên và may mắn được cha mẹ ông đã cho phép ông nuôi dưỡng đam mê của mình.

Dạy để cho những kiểu cách, những mẫu, ... là dạy làm bếp chứ không dạy làm người. Dạy làm người là dạy “mở”, để trẻ phát triển, sáng tạo và tự tìm ra giải pháp. Nghĩa là để tự trẻ phát triển trí tuệ, tức là để não của trẻ... tự do.

Một nhà thần kinh học của ĐH Liège còn nói rõ hơn: bịt mắt để dạy phân biệt màu sắc là trò chơi ú tim, không làm sao phát triển não bộ được. Tới bây giờ, ta có thể dạy trẻ mù bẩm sinh đọc bằng cách dạy chúng dùng sự sờ mó, đọc theo mẫu tự Braille chứ đọc thuộc phần não cần cấu kết với bộ phận của thị giác.

Để trẻ sống những trải nghiệm của thời thơ ấu, được tôn trọng bản thể đồng thời được thương yêu là cách tốt nhất giúp trẻ phát triển não bộ.

Theo Theo Dân Trí
MỚI - NÓNG