Tục xưa kể rằng, vào thế kỷ thứ 8, vua Phùng Hưng Bố Cái Đại Vương tập kết các nghĩa sĩ tại làng Triều Khúc để bao vây đạo quân nhà Đường. Để khích động tướng sĩ và cũng là để giải trí cho nghĩa quân, nhà vua đã cho binh lính đóng giả làm gái, ăn mặc sặc sỡ và đeo trống múa bồng. Kể từ đó, hàng năm vào mùa xuân, từ ngày 9 đến 12 tháng Giêng Âm lịch, dân làng lại tổ chức lễ hội rước Thành Hoàng Phùng.
Trong lễ rước trang trọng, lễ hội của cả làng có nhiều nghi thức từ xưa truyền lại. Đặc biệt, rất nhiều điệu múa được tổ chức linh đình, hấp dẫn và thu hút người xem. Quan trọng nhất là điệu múa trống bồng hay còn gọi là múa "con đĩ đánh bồng". Chính xuất phát từ điệu múa cổ này mà cho tới giờ, làng Triều Khúc vẫn giữ nguyên bản không hề thay đổi
Trước kia từ "đĩ" không phải là một từ mang ý nghĩa tiêu cực. Nó chỉ dùng để ám chỉ những người con trai giả dạng nữ nhân. Cũng bởi vì thấy thuộc hạ nam nhân giả gái, múa may quá lả lơi mà nhà vua Phùng Hưng gọi họ là những "con đĩ". Dù từ này ở thời thế bây giờ được dùng như một câu chửi tục hay nói về những người phụ nữ làm nghề "bán hoa". Tuy nhiên trong điệu múa "con đĩ đánh bồng" lại không hề có nữ nhân. Bởi thế dù thời cuộc đã thay đổi, người làng Triều Khúc vẫn quyết định giữ lại tên gọi cũ.
Trong mỗi lần hội làng Triều Khúc, ít nhất phải có 6 "con đĩ" nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo. Mặt hoa da phấn, môi son, má hồng, mặc đồ giả gái, khoác trống bồng trước ngực, nhảy những điệu múa phải cực kỳ lả lơi, quấn quýt bên nhau.
Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp "kiểu cách", "sang chảnh" không phải ai cũng bắt chước được.
Các chàng trai tô son, đánh phấn, xinh như con gái sau khi trang điểm
Nam và Hiếu (17 tuổi) mặt tô son thoa phấn, đầu chít khăn mỏ quạ, mặc áo mớ ba mớ bảy
Mở đầu bằng nghi lễ rước kiệu diễn ra long trọng trong sự thành kính của người dân làng Triều Khúc. Tiếp đến là những điệu múa lân, múa rồng của các trai thanh trong làng, đặc biệt nhất là màn múa “Con đĩ đánh bồng”.
Các chàng trai giả gái mặt hoa da phấn, động tác uyển chuyển, mềm mại, xúng xính trong áo tứ thân, váy đụp, đeo bông tai, chít khăn mỏ quạ và mỗi người đeo một cái trống bồng nhỏ sơn màu đỏ trước ngực.
Trong mỗi lần hội làng Triều Khúc, ít nhất phải có 6 "con đĩ" nhảy điệu múa bồng. Họ đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo
Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt. Chỉ có mấy động tác đơn giản như xoay tròn, dựa lưng, úp mặt vào ngực nhau nhưng quả thực mang cái dáng dấp "kiểu cách", "sang chảnh" không phải ai cũng bắt chước được.
“Con đĩ đánh bồng” là một trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long
Mắt lúng liếng đưa tình, miệng cười xinh trong những bước nhảy linh hoạt, họ thướt tha hòa cùng nhịp trống dồn dập khiến người xem thích thú.
Tiếng trống rộn rã cùng với những điệu múa uyển chuyển nhẹ nhàng tạo nên một không khí vô cùng vui tươi
Nhiều du khách từ các nơi đổ về xem điệu múa độc đáo này
Sau màn múa là rước kiệu Bố Cái đại vương Phùng Hưng về đình làng
Cùng với đó là đội múa rồng lân sư hòa chung không khí lễ hội