Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sốt ruột, ngóng tiêm vắc-xin

0:00 / 0:00
0:00
Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sốt ruột, ngóng tiêm vắc-xin
TPO - Dịch bệnh kéo dài khiến không ít doanh nghiệp (DN) xuất khẩu lao động rơi vào phá sản; lao động không việc làm rơi vào tình trạng bất ổn. Nhiều DN cho biết, giải pháp “cứu vớt” doanh nghiệp và người lao động lúc này là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài vào danh sách những đối tượng ưu tiên tiêm vắc-xin.

Hơn nửa năm nay, anh Lê Xuân Nguyên (29 tuổi, Thanh Hóa) không thể sang Nhật Bản làm việc dù xin được tư cách lưu trú.

Anh Nguyên cho biết, sau hơn 1 năm học tiếng Nhật và thi tuyển, anh có lịch xuất cảnh vào tháng 2/2021. Song vào thời điểm đó, phía Nhật thông báo tạm dừng nhập cảnh lao động nước ngoài do tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Số tiền vay hơn 130 triệu đồng để ăn, học và chi trả phí dịch vụ ngày càng trở nên áp lực.

Chưa biết khi nào có thể sang Nhật làm việc, anh Nguyên đành ở nhà chờ đợi. Khoản tiền vay hàng tháng phải trả lãi, anh không biết lấy đâu để trả.

“Mong muốn lớn nhất bây giờ là dịch bệnh ở hai nước sớm được kiểm soát, lao động có thể sang làm việc. Giờ ở nhà ngày nào là sốt ruột ngày đó”, anh Việt nói.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sốt ruột, ngóng tiêm vắc-xin ảnh 1

Dịch COVID-19 khiến nhiều lao động đi làm việc ở nước ngoài không thể xuất cảnh

Không chỉ anh Nguyên, nhiều lao động dù chuẩn bị xong nhưng chưa thế sang nước ngoài làm việc bởi hầu hết các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)... đang tạm dừng tiếp nhận lao động nước ngoài do dịch COVID-19 búng phát trở lại.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, ông Nghiêm Quốc Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long cho biết, sau thời gian dịch bệnh kéo dài, hầu hết DN xuất khẩu lao động đang trong tình trạng kiệt quệ; nhiều DN rơi vào tình trạng buộc phải phá sản.

Theo ông Hưng, năm 2020, do kiểm soát tốt dịch COVID-19 nên trong số các nước Đông Nam Á, Việt Nam là nước được các đối tác ưu tiên tuyển chọn lao động nhiều nhất. Thời điểm đó, đơn hàng tuyển dụng từ phía Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc) tăng lên rất nhiều nên DN còn "vớt vát được chút ít doanh thu".

Song đợt dịch bùng phát này, các đối tác chuyển sang lựa chọn lao động ở các nước tăng tốc tiêm vắc-xin nên Việt Nam dần mất đi lợi thế. Hiện hàng trăm lao động của DN đã chuẩn bị xong hết hồ sơ nhưng vì các thị trường vẫn đóng cửa nên lao động chưa thể xuất cảnh.

Ông Hưng cho rằng, giải pháp cứu DN và lao động tốt nhất thời điểm này là vấn đề vắc-xin.

“Thời gian tới, khi mở cửa trở lại, phía Nhật có thể sẽ đưa vấn đề “hộ chiếu vắc-xin” vào chính sách nhập cảnh. Nếu lao động Việt Nam được đưa vào danh sách những đối tượng ưu tiên tiêm vắc- xin, sẽ giải tỏa được những khó khăn của ngành hiện nay”, ông Hưng cho hay.

Doanh nghiệp xuất khẩu lao động sốt ruột, ngóng tiêm vắc-xin ảnh 2
Các DN cho rằng, lao động là lực lượng dễ bị tổn thương bởi dịch bệnh nên được ưu tiên tiêm vắc-xin để đảm bảo việc làm, ổn định an sinh

Ông Nguyễn Gia Liêm, Phó Cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) cho biết, trong bối cảnh Việt Nam và các nước đối tác như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc…vẫn chưa kiểm soát được dịch bệnh, các bên vẫn đang chờ tín hiệu tích cực hơn

Theo ông Liêm, hiện lao động đi làm việc ở nước ngoài vẫn chưa có trong danh sách ưu tiên được tiêm vắc-xin của Việt Nam. Song Cục sẽ cân nhắc đề xuất phương án này. Bộ LĐ-TB&XH đang xây dựng các chính sách hỗ trợ DN và người lao động trong thời gian sắp tới.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, trong 4 tháng đầu năm, số lượng lao động đi làm việc nước ngoài khoảng 35 nghìn người,) đạt 38,79% kế hoạc năm 2021. Trong đó thị trường Nhật Bản là 18.355 lao động, Đài Loan: 15.055 lao động; Trung Quốc: 415; Hàn Quốc: 289 lao động...

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.