Doanh nghiệp tư nhân vẫn lo rủi ro về chính sách

Sức khoẻ khu vực kinh tế tư nhân yếu nên khó tiếp cận Cách mạng 4.0
Sức khoẻ khu vực kinh tế tư nhân yếu nên khó tiếp cận Cách mạng 4.0
TPO - Sức khoẻ của khu vực kinh tế tư nhân và doanh nhân Việt vẫn rất yếu và còn nhiều khó khăn để biến Cách mạng Công nghệ 4.0 thành cơ hội phát triển. Ngoải ra, các doanh nghiệp vẫn phải lo đối phó rủi ro về chính sách   

Đó là nhận định của các chuyên gia kinh tế Việt Nam tại Toạ đàm về Kinh tế vĩ mô quý III/2018 do Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách tổ chức ngày 10/10.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng, mặc dù lời kêu gọi của Chính phủ quá nhiều và Thủ tướng tốn nhiều công sức, nhiều năm để nỗ lực cải cách môi trường kinh doanh, tuy nhiên những cải cách còn khá chậm.

“Chi phí, thời gian và công sức của doanh nghiệp nội địa Việt Nam bỏ ra để kinh doanh bị lãng phí và mất mát quá nhiều do đó nó tạo nên rủi ro, tạo cho doanh nghiệp quá nhiều rào cản. Trong khi chúng ta cứ nói đến việc tạo ra những công cụ mới, cải cách mới thì những cái cũ, tệ hại hơn chưa được gõ bỏ”, bà Lan nói.

Theo bà Lan, những nỗ lực đổi mới thể chế, cái điều kiện kinh doanh là những yếu kém được chỉ mặt, đặt tên nhưng chúng ta chưa giải quyết được thì còn những cái cải cách sâu hơn, khó hơn như luật pháp, nền tảng kinh tế số, hội nhập 4.0 sẽ rất khó khăn. Ngoài ra, doanh nghiệp đang phải lo đối phó với các rủi ro chính sách thì khó có thể dồn công sức để lo cạnh tranh, hội nhập và chuẩn bị cho Cách mạng 4.0. Chính vì thế, Cách mạng 4.0 có cơ hội nhưng chúng ta có nắm được không mới là điều quan trọng. Trong khi các thay đổi nhỏ chưa làm được thì cái lớn lao hơn chúng ta khó có thể bắt kịp được nước ngoài.

Đặc biệt, các biện pháp hỗ trợ nhà nước, nghe thì hay nhưng khá khó khăn tiếp cận. Các đối thủ cạnh tranh đi nhanh hơn khá nhiều, nếu chúng ta chưa giải quyết được vấn đề nội tại, chưa đi được với các nước trong cuộc cạnh tranh và đổi mới công nghệ, chúng ta sẽ chậm, thậm chí khi họ tiếp cận được rồi chúng ta mới ập vào.

Ngoài vấn đề vốn, kỹ thuật công nghệ, bà Lan cho rằng rất cần cải thiện kỹ năng và lao động để tạo nên động lực cho mình. Hiện doanh nghiệp rất lo về hội nhập bởi về hội nhập chúng ta thành công với nhiều Hiệp định thương mại tự do song và đa phương (FTA) nhưng khi cải cách trong nước chậm hơn thì sự khập khiễng này không tạo ra cơ hội mà còn đẩy nền kinh tế Việt Nam trước nhiều thách thức.

Cùng quan điểm này, TS Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, doanh nghiệp Việt sẽ đối mặt với nhiều thách thức ở thời Cách mạng 4.0.

Ông Doanh dẫn ví dụ, khi ông tham gia hội nghị phát triển ngành dệt may trước thách thức hội nhập toàn cầu, Cách mạng công nghệ 4.0 và xung đột thương mại gia tăng trên thế giới... Là một trong những nước xuất khẩu dệt may lớn song Việt Nam chủ yếu gia công, dùng công nhân. Trong khi đó, nhiều nước sản xuất dệt may đã sử dụng máy móc, rô bốt thay thế các đơn giản như cắt, may.

Theo ông Doanh, là nước xuất khẩu, hướng ngoại song chúng ta không nên quá vui và quá lạc quan về gia tăng kim ngạch xuất khẩu bởi giá trị gia tăng trong xuất khẩu tại Việt nam chủ yếu do doanh nghiệp 100% nước ngoài bỏ túi.

"Tôi nghe thông tin Tập đoàn Samsung nói 55% kim ngạch xuất khẩu của tập đoàn này tại Việt Nam được tạo dựng bởi giá trị gia tăng tại Việt Nam. Tuy nhiên, đây là con số họ tính tổng gộp cả những doanh nghiệp con có yếu tố Hàn Quốc hoặc nước khác ở Việt Nam. Trong khi đó, công bố mới đây của Trường Đại học Fulbright Việt Nam, giá trị gia tăng của Samsung tại Việt Nam chỉ 18%. Hai con số khác nhau là hai cách tính khác nhau, Fulbright Việt Nam tách riêng phần FDI, chỉ tính riêng đóng góp của doanh nghiệp nội - doanh nghiệp Việt trong chuỗi giá trị của Samsung", ông Doanh chia sẻ.

Theo TS Doanh, nền kinh tế mở cửa và hội nhập cao trong khi công nghệ thay đổi hàng ngày. Nếu doanh nghiệp Việt không đầu tư vào khoa học công nghệ, nhân lực chất lượng cao thì rất khó khăn và có thể bị thui chột.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.