Doanh nghiệp ngoại đục nước thả câu

Doanh nghiệp ngoại liên kết, người nuôi bị thiệt
Doanh nghiệp ngoại liên kết, người nuôi bị thiệt
TP - “Có dấu hiệu các doanh nghiệp ngoại kinh doanh cùng một mặt hàng liên kết với nhau để đẩy giá, giữ giá, thu lợi nhuận cao. Như vậy là anh trục lợi, đục nước thả câu. Nhà nước mình phải bảo vệ quyền lợi người dân, chứ thấy dân mình bị người ta ức hiếp, ép như thế mà mình không làm gì thì tội dân lắm” - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lương Lê Phương trao đổi với PV Tiền Phong.

> Việt Nam là nước gia công nông nghiệp

Doanh nghiệp ngoại liên kết, người nuôi bị thiệt
Doanh nghiệp ngoại liên kết, người nuôi bị thiệt.
 

Mất thị trường do thuốc kháng sinh

Gần đây, hàng thủy sản Việt Nam liên tục bị cảnh báo về dư lượng chất bảo quản, kháng sinh. Nhiều thị trường có dấu hiệu tạm dừng nhập hàng Việt Nam. Vì sao lại như vậy, thưa ông?

Nguyên nhân là do thiếu nguyên liệu. Những dư chất đó được đưa vào ở khâu nuôi trồng tôm, cá, một phần trong quá trình chế biến. Với một số chất mà các nước cảnh báo, Bộ NN&PTNT đã đánh giá là độc hại, kiên quyết cấm sử dụng, nhưng các doanh nghiệp vẫn lén lút làm. Ở khâu nuôi, khi làm giống người nuôi dùng hóa chất kháng sinh để tiệt trùng công cụ.

Trước đây, doanh nghiệp nuôi dùng cây thuốc cá để diệt và bảo vệ môi trường. Nay để nhanh hơn, họ dùng hóa chất độc hại nhập khẩu từ nước ngoài, đặc biệt là từ Trung Quốc để làm vệ sinh.

Một số doanh nghiệp chế biến cũng hay sử dụng chất tăng trọng như Tripoly phốt phát để tích nước, tăng trọng lượng cho miếng cá phi-lê. Nếu cho với tỉ lệ ít thì miếng cá sẽ săn lại, thịt ngon hơn. Việc sử dụng chất này được phép nhưng các doanh nghiệp tham nên thường cho nhiều hơn quy định. Đây là gian lận chất lượng.

Một số doanh nghiệp chế biến cũng làm mạ băng cá phi-lê (để giữ miếng cá luôn lạnh, bề mặt đẹp, đảm bảo chất lượng) nhưng tỷ lệ mạ cao quá, tới 20%-30%. Đây là dạng bán nước chứ không phải bán cá. Những hành động gian lận chất lượng kéo theo gian lận thương mại như vậy cần mạnh xử lý.

Có thông tin cho rằng dư chất độc hại đó có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật?

Ảnh hưởng qua lại của thuốc bảo vệ thực vật với thủy sản là có thật. Bộ đang chỉ đạo quyết liệt, phải phân ra những sản phẩm chỉ dùng trên cạn, không dùng cho thủy sản thì phải giải thích rõ với người dân. Cơ quan quản lý sẽ thực hiện quyết liệt, không thiên vị mối này
mối kia.

Nhiều ý kiến cho rằng tình trạng rút ruột thức ăn chăn nuôi thủy sản đang xảy ra khá phổ biến. Ông đánh giá thế nào về việc này?

Thực tế có loại đạm “không dinh dưỡng” được bán ra thị trường. Đạm này kiểm tra về tổng thể thì đủ nhưng thành phần như protein lại không đủ. Đây là những loại đạm khi cá ăn vào lại thải nguyên ra, ảnh hưởng rất lớn đến môi trường.

Còn thức ăn làm ảnh hưởng đến vệ sinh an toàn thực phẩm thì chúng tôi chưa tìm ra trường hợp nào. Thường gặp nhất là việc ăn gian đạm để bán được số lượng nhiều hơn. Sắp tới sẽ có thêm đợt kiểm tra toàn diện thức ăn chăn nuôi và thủy sản.

Doanh nghiệp đang đục nước thả câu

Ông có cho rằng các doanh nghiệp nước ngoài đang liên kết lũng đoạn thị trường?

Hiện nay, cung cấp thức ăn chăn nuôi chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài như Proconco, Uni-President (Đài Loan), CP Thái Lan, Cargill của Mỹ… Trong khi đó, của Việt Nam được Việt Thắng, Hùng Vương Tây Nam và một vài doanh nghiệp chiếm thị phần rất nhỏ.

Có dấu hiệu các doanh nghiệp kinh doanh cùng một mặt hàng liên kết với nhau để đẩy giá, và giữ giá, thu lợi nhuận cao. Tuy nhiên, làm như thế là không bền vững. Nếu người nuôi lỗ, thì anh bán cho ai. Vừa rồi, Uni-President đưa giá lên, không có tính xã hội, cộng đồng.

Anh có lời thì cũng phải đảm bảo lợi nhuận cho người nuôi. Tôi nghĩ, trong các Cty sản xuất thức ăn chăn nuôi nước ngoài ở Việt Nam, chỉ được 10% làm được điều đó, còn lại vì lợi nhuận của họ hết.

Bộ NN&PTNT có biện pháp gì để can thiệp giúp người nông dân?

Về luật, nhà nước không can thiệp sâu vào doanh nghiệp kinh doanh, mà chỉ khuyến cáo. Năm nay chưa đưa được khuyến cáo nào. Bộ NN&PTNT khuyến cáo xem lại giá thức ăn chăn nuôi có hợp lý hay không. Các Cty viện lý do giá nguyên liệu, lạm phát tăng … nhưng không hợp lý.

Họ đưa giá cao so với mặt bằng chung. Như vậy là anh trục lợi, nước đục thả câu, mượn gió bẻ măng. Và anh phải biết rằng, lợi nhuận đó, phải từ người nuôi, chế biến, từ đó mới góp phần làm cho anh có thị trường tốt.

Người Việt Nam ít khi tẩy chay, chứ người nước ngoài, thấy bất hợp lý là họ liên kết, tẩy chay ngay. Có thể lên giá, họ sẽ không mua.

Khuyến cáo mà họ không nghe thì sao?

Khi khuyến cáo, các doanh nghiệp không nghe, chúng tôi sẽ vận động tẩy chay. Chúng tôi không có quyền bắt họ phải bán giá này, giá nọ, nhưng sẽ khuyến cáo, vận động người nuôi liên kết lại, chọn loại thức ăn vừa chất lượng, giá hợp lý. Cái này cần cuộc vận động xã hội, không thể dụng mệnh lệnh hành chính được.

Cảm ơn ông.

Phạm Anh thực hiện

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
Tin mới vụ cô gái trẻ lái ô tô lao xuống sông Đồng Nai
TPO - Cơ quan chức năng cho biết trên xe ô tô lao xuống sông Đồng Nai chỉ có một nạn nhân nữ. Vị trí tìm thấy ô tô và nạn nhân thuộc địa bàn tỉnh Bình Dương, do đó địa phương này tiến hành thụ lý việc khám nghiệm. Sau khi hoàn tất sẽ làm thủ tục bàn giao thi thể nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.