Doanh nghiệp cần sẵn sàng đón đầu nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm để tăng trưởng

0:00 / 0:00
0:00
Nhu cầu mua sắm dịp cuối năm vẫn tăng dù dịch bệnh, doanh nghiệp cần sẵn sàng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn để đón đầu xu hướng này và tăng trưởng.

Dù dịch bệnh xảy ra, thu nhập giảm, khiến nhiều khách hàng có tâm lý dè dặt, "thắt chặt" chi tiêu, mua sắm hơn, nhất là đối với những mặt hàng không thiết yếu, nhu cầu mua sắm vẫn có xu hướng tăng trong thời gian cuối năm. Chỉ tính riêng sự kiện 9/9 vừa qua trên Shopee đã có hơn 45 triệu sản phẩm được bán ra trong 99 phút đầu tiên. Đây là con số trực quan phản ánh sức mua gia tăng trở lại của người tiêu dùng trong quý cuối cùng của năm 2021.

Theo khảo sát do Facebook thực hiện, tâm lý tự thưởng, tự tặng quà cho bản thân là một trong những xu hướng chi tiêu chính của người Việt dịp cuối năm. Hành vi tự tặng quà cho bản thân là cách người tiêu dùng tiếp cận với những ngày hội mua sắm lớn và dịp cuối năm. Đứng trước cơ hội này, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) lớn, doanh nghiệp cần có những chương trình ưu đãi kích thích khách hàng mua nhiều hơn. Hiện có 3 kịch bản chương trình khuyến mãi giúp doanh nghiệp thực hiện điều này:

Ưu đãi mua 1 tặng 1

Mua một tặng một (hay còn gọi là Buy one, get one – BOGO) là một trong những hình thức khuyến mãi phổ biến nhất. Điều này sẽ tạo ra cảm giác cấp bách đến khách hàng từ đó kích thích họ mua sản phẩm và thúc đẩy doanh số bán hàng. Đây là hiệu ứng "zero price" - hiện tượng nhu cầu của khách hàng đối với một mặt hàng tăng đáng kể khi mặt hàng đó được "miễn phí". Tận dụng tâm lý này, doanh nghiệp có thể bán được nhiều sản phẩm hơn hoặc giới thiệu các sản phẩm mới một cách hiệu quả.

Giảm giá sản phẩm

Doanh nghiệp cần sẵn sàng đón đầu nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm để tăng trưởng ảnh 1

Giảm giá là một vũ khí mạnh mẽ có thể đem về lượng chuyển đổi cực kì cao. Kiểu khuyến mại này có thể áp dụng theo nhóm hoặc cấp độ khách hàng khác nhau. Ưu điểm của hình thức khuyến mại này là thúc đẩy khách hàng suy nghĩ rằng nhân lúc giảm giá mạnh thì nên mua nhiều để dùng dần. Có một số kịch bản phổ biến cho hình thức này như giảm giá trực tiếp trên sản phẩm, giảm giá theo giá trị đơn hàng, giảm giá theo số lượng sản phẩm…

Tích điểm đổi quà

Chương trình tích điểm khách hàng là một trong những chiến lược được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhằm thúc đẩy khách hàng tiêu dùng nhiều hơn thông qua việc tái mua hàng. Khách hàng sẽ cảm thấy được nhiều lợi ích hơn từ việc tích điểm sau mỗi lần mua hàng. Lợi ích lớn nhất của kịch bản tích điểm đổi quà là tạo ra những khách hàng trung thành - nhóm đối tượng mang lại nguồn doanh thu ổn định.

Tuy nhiên để triển khai tốt chương trình tích điểm cho khách hàng thân thiết - Chương trình Loyalty, doanh nghiệp thường gặp khó khăn trong việc quản lý thông tin người tham gia chương trình. Với các kịch bản truyền thống, khách hàng được phát thẻ tích điểm để nhận quà tặng/ khuyến mãi khi đạt số điểm nhất định. Hình thức này buộc khách hàng phải lưu trữ thẻ vật lý - vốn dễ hư hại, thất lạc trong khi đó doanh nghiệp khó quản lý được mức độ tích điểm của từng khách hàng.

Doanh nghiệp cần sẵn sàng đón đầu nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm để tăng trưởng ảnh 2

Vì vậy hiện nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn thay thế thẻ vật lý bằng ứng dụng di động. Cụ thể doanh nghiệp số hóa chương trình tích điểm trên một mã QR, khi khách hàng quét mã bằng điện thoại sẽ được tích điểm hay đổi quà trực tiếp. So với các chương trình sử dụng thẻ cứng và ghi chép thông tin thủ công, sử dụng QR code giúp quy trình tiếp nhận thông tin diễn ra đơn giản và thuận tiện hơn rất nhiều. Vì hệ thống sẽ lưu trữ thông tin trong một tài khoản định danh duy nhất thay thế cho các loại thẻ cứng. Điều này cũng tạo ra trải nghiệm mới lạ hơn cho khách hàng khi tham gia cũng như giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí in ấn.

Tìm hiểu thêm về giải pháp số hóa chương trình tích điểm trên mã QR tại đây.

MỚI - NÓNG