Đổ xô mua thảo dược trị tiểu đường: Rước độc vào thân có ngày

Dây thìa canh trôi nổi bán trên thị trường trồng trọt, thu hát, bảo quản không theo tiêu chuẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe ( Ảnh minh hoạ)
Dây thìa canh trôi nổi bán trên thị trường trồng trọt, thu hát, bảo quản không theo tiêu chuẩn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe ( Ảnh minh hoạ)
Trước thông tin thế giới công bố tìm thấy 9 chất mới trong Dây thìa canh Việt Nam giúp trị tiểu đường, nhiều người dân đã đổ xô đi mua dây thìa canh về sắc uống. Tuy nhiên, Dây thìa canh bán trôi nổi không rõ nguồn gốc, chất lượng không được kiểm định, chưa kể tiềm ẩn các loại nấm mốc hiệu quả chữa bệnh không cao còn dẫn đến tiền mất, tật mang.

Nguy hại khi dùng dây thìa canh không đúng cách

Một vấn đề đặt ra là không ít người bệnh tiểu đường đang nhầm lẫn giữa dây thìa canh chuẩn hóa có hàm lượng tác động hiệu quả cao với dây thìa canh nuôi trồng và thu hái không theo quy chuẩn kĩ thuật đang bán tràn lan trên thị trường.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện trên thị trường dây thìa canh khô được bày bán khá nhiều. Tuy nhiên đa phần nhiều cành, rất ít lá trong khi đó ở dây thìa canh, bộ phận có dược tính tốt nhất là phần lá, cành bánh tẻ. Phần cành to cho dược tính rất thấp nhưng được cho vào nhiều để tăng trọng lượng.

Theo các nhà khoa học, hiện cũng có tới hơn 3000 loài thực vật giống Dây thìa canh vì vậy rất dễ nhầm lẫn. Trong đó có 1 số loài còn mang độc tính, vì vậy, việc nhầm lẫn là rất nguy hiểm.

Phân tích về việc tự sắc dây thìa canh uống của người bệnh hiện nay, các chuyên gia cho biết: “Bấy lâu nay, bà con thường nghĩ thuốc nam sắc uống là lành tính. Tuy nhiên, dây thìa canh trôi nổi bán trên thị trường hiện nay không được trồng và thu hái theo tiêu chuẩn GACP của Tổ chức y tế thế giới, còn nhiều dư lượng thuốc kích thích, thuốc trừ sâu, phơi sấy không đảm bảo dẫn tới nấm mốc….. Như vậy, uống thuốc vào người mà lại nhiềm độc - Lợi bất cập hại.

Hơn nữa, việc tự sắc dây thìa canh uống sẽ không thu được dược tính cao nhất và tất nhiên dẫn tới kết quả điều trị bệnh không cho hiệu quả tốt. Sử dụng dây thìa canh làm dược liệu điều trị bệnh không đơn giản là mua về rồi đun nấu lên uống. Người dân thường nghĩ bệnh nặng thì bốc nắm to, bệnh nhẹ thì bốc nắm nhỏ mà không thể biết hoạt chất trong những “nắm” đó là bao nhiêu. Sử dụng dược liệu để trị bệnh phải được nghiên cứu cụ thể về tỷ lệ hoạt chất và chỉ định liều dùng.

Dây thìa canh thế mới chuẩn?

Bà Hoàng Thị Thu Hương – Cán bộ dự án BioTrade (BioTrade là Dự án phát triển dược liệu sạch do Liên minh châu Âu tài trợ) cho biết: để chữa bệnh có hiệu quả, tốt nhất nên tìm mua những sản phẩm được làm từ dây thìa canh trồng chuẩn hóa theo tiêu chuẩn GACP-WHO (tiêu chuẩn trồng trọt và thu hái dược liệu tốt) của tổ chức y tế thế giới. Sạch là tiêu chuẩn đầu tiên của dược liệu. Sạch tức là yêu cầu  giống sạch, nước sạch, đất sạch, quá trình canh tác sạch, thu hái sạch, đến nhà máy đạt tiêu chuẩn và đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm mới đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng.

Đổ xô mua thảo dược trị tiểu đường: Rước độc vào thân có ngày ảnh 1 Dây thìa canh đun sắc sẽ không thu được dược chất cần thiết để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Bà Hương bày tỏ: Với cách sắc, uống thuốc không đo được hàm lượng hóa chất dẫn tới việc không đủ liều để trị bệnh hoặc quá nhiều có thể gây hại cho cơ thể. Hơn nữa cách sắc, uống dây thìa canh sẽ không tận dụng hết các hoạt chất có trong sản phẩm. Ví dụ, trong trong dây thìa canh trồng đạt chuẩn sẽ có mười mấy hoạt chất khác nhau nhưng bằng cách đun nước trong vài chục phút thì chiết xuất chỉ được rất ít dược chất”.

Bà Hương cho hay: Từ năm 2011, dự án BioTrade thuộc tổ chức Helvetas của Cục Kinh tế liên bang Thụy Sĩ đã lựa chọn vùng dược liệu dây thìa canh ở Hải Lộc – Hải Hậu – Nam Định quy hoạch trồng để tài trợ phát triển thành dược liệu quốc tế theo tiêu chuẩn GACP. Dự án BioTrade với mục đích hỗ trợ trong việc xây dựng các vùng dược liệu sạch của Việt Nam được triển khai tại trong 4 năm bắt đầu từ tháng 4-2016. Mục tiêu của dự án là phát triển 50 chuỗi giá trị dược liệu sạch, an toàn, bền vững.

Đổ xô mua thảo dược trị tiểu đường: Rước độc vào thân có ngày ảnh 2 Vùng trồng Dây thìa canh theo tiêu chuẩn GACP-WHO tại Nam Định
Đổ xô mua thảo dược trị tiểu đường: Rước độc vào thân có ngày ảnh 3 Vùng trồng dây thìa canh đạt chuẩn tại Nam Định không sử dụng phân bón, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng, sử dụng phân chuồng và rơm rạ rơm rạ để tránh cỏ dại mọc

Bà Hương đánh giá: Dây thìa canh sạch trồng theo tiêu chuẩn của GACP chứa hàm lượng hoạt chất cao gấp 2,4 lần dây thìa canh trồng không theo tiêu chuẩn. Những hộ nông dân tại Hải Lộc, Hải Hậu, Nam Định sẽ trồng trọt và thu hái dưới sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật và phải tuân thủ theo những quy tắc rất khắt khe trong việc chăm sóc, thu hái.

Thu hái xong, cần phơi ngay sau đó. Nếu thời tiết mưa thì phải tiến hành sấy. Nhà máy đầu tư có máy sấy ngay tại vùng trồng. Việc sơ chế như vậy rất quan trọng bởi lá dây thìa canh để ẩm sẽ dễ bị thối, úa dễ mất dược tính. Đây cũng là một trong những điểm khác biệt của các hộ dân trồng theo tiêu chuẩn và hộ dân trồng tự phát.

Để tránh gây hại sức khỏe và dùng Dây thìa canh chuẩn, các chuyên gia khuyến cáo có thể sử dụng sản phẩm viên nang được bào chế từ vùng nguyên liệu Dây thìa canh đạt tiêu chuẩn GACP-WHO với hàm lượng hoạt chất cao, liều dùng phù hợp như sản phẩm Diabetna giúp cho bệnh nhân tiểu đường yên tâm sử dụng và sống vui, sống khỏe với bệnh.

Theo Theo Sức khỏe đời sống
MỚI - NÓNG
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
Bất ngờ với bảng giá đất mới của TPHCM
TPO - Dự kiến, bảng giá đất điều chỉnh của TPHCM sẽ được ban hành vào chiều ngày 16/10. Tuy nhiên, mức giá lại giảm mạnh so với trước kia. Chẳng hạn, đất thương mại dịch vụ tại đường Đồng khởi, quận 1 đang thu theo mức bình quân là 9 triệu đồng/m2/năm nhưng bảng giá đất mới là 5 triệu đồng/m2/năm.
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
Kịch bản mới nhất về tăng trưởng kinh tế năm nay
TPO - Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách cho rằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm nay có thể đạt mức tăng 7% như mục tiêu của Chính phủ. Tuy nhiên, cơ quan này cũng lưu ý một số rủi ro trong quý IV về cơ cấu tăng trưởng, nhu cầu thị trường thấp...