Đổ bộ và chống đổ bộ đường biển (I)
> Tàu Kilo Hồ Chí Minh bắt đầu chạy thử
> Cảnh sát biển Việt - Nhật tăng cường hợp tác
TPO - Các chiến địch đổ bộ phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra, giới hạn không gian chiến trường và nhiệm vụ thực hiện được chia thành 3 hình thức tác chiến: Xâm chiếm, Đánh chiếm và Đột kích. NATO còn có hình thức chiến dịch Nghi binh và Chiến dịch đổ bộ di tản.
Trong giai đoạn ngày nay, để vươn đến một nền kinh tế hải dương, lực lượng Hải quân các nước đang phát triển mạnh mẽ cả về vũ khí trang bị và khoa học công nghệ. Học thuyết sử dụng lực lượng Lính thủy đánh bộ đang được coi trọng như là một công cụ đa năng nhằm chiếm lĩnh, thống trị những khu vực kinh tế quan trọng trên biển, đồng thời giải quyết các mâu thuẫn, xung đột và chiến tranh cục bộ trong khu vực. Điểm then chốt trong học thuyết này chính là Nghệ thuật chiến dịch đổ bộ đường biển của Lính thủy đánh bộ.
Tiền Phong giới thiệu các phương án, hình thức đổ bộ và chống đổ bộ đường biển trong chiến tranh hiện đại qua kinh nghiệm thực tế của một số cường quốc quân sự như Mỹ, NATO, Nga...
Đổ bộ đường biển. |
Lực lượng lính thủy đánh bộ (LTĐB)
Số lượng lính thủy đánh bộ Mỹ khoảng hơn 200.000 sĩ quan và binh sĩ. Trong giai đoạn hiện nay lực lượng thường trực chiến đấu của Lính thủy đánh bộ chiến khoảng 172 nghìn sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ, dự bị động viên chiếm khoảng 42 nghìn binh sĩ. Cơ cấu biên chế của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ có 3 sư đoàn lính thủy đánh bộ, 3 trung đoàn không quân (1, 2 và 3) 3 phân đội trinh sát, 3 phân đội đảm bảo hậu cần kỹ thuật, các tiểu đoàn đảm bảo an ninh cho những hoạt động đối ngoại của chính phủ, các đơn vị huấn luyện đào tạo và các phân đội huấn luyện. Một sư đoàn viễn chinh là lực lượng dự bị của Lính thủy đánh bộ.
Lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ được dự kiến sử dụng trong biên chế tổ chức cấp chiến dịch: Ba sư đoàn lính thủy đánh bộ viễn chinh, ba lữ đoàn viễn chinh và 7 tiểu đoàn (11,13,15,22,24,26,31). Một sư đoàn viễn chính có khoảng 50 nghìn người, bao gồm sư đoàn LTĐB, và các tiểu đoàn đánh bộ. Một sư đoàn viễn chinh có quân số khoảng 50 nghìn sĩ quan binh sĩ, sư đoàn được biên chế sư đoàn lính thủy đánh bộ, một trung đoàn không quân lính thủy đánh bộ, phân đội trinh sát và phân đội hậu cần kỹ thuật.
Một lữ đoàn viễn chính bao có quân số khoảng 16 nghìn binh sĩ, có trong biên chế một trung đoàn tăng cường (2 – 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ với các đơn vị tăng cường theo biên chế), một phân đội không quân hỗn hợp và một phân đội hậu cần kỹ thuật cấp lữ đoàn..
Tiểu đoàn viễn chinh lính thủy đánh bộ bao gồm có khoảng 2,5 nghìn sĩ quan binh sĩ (bao gồm có một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ với các đơn vị thuộc quyền tăng cường, một tiểu đoàn không quân hỗn hợp, phân đội trinh sát và phân đội hậu cần kỹ thuật..
Để tăng cường khả năng cơ động chiến lược của lực lượng lính thủy đánh bộ, có triển khai 3 liên đội tầu kho hàng (tổng cộng 14 tầu) được đậu tại Biển Ấn Độ Dương (đảo Diego Garcia), trên Thái Bình Dương tại quần đào Guam và tại Biển Địa Trung Hải. Trên boong tầu có lưu kho vũ khí trang bị hạng nặng cho 3 sư đoàn viễn chinh tuyến 1 của lực lượng lính thủy đánh bộ, quân số biên chế 17300 binh sĩ với đầy đủ cơ số cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật, đảm bảo có thể triển khai các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch trong thời gian 30 ngày liên tục. (mỗi sư đoàn có 58 xe tăng, 36 khẩu pháo – cối đi cùng từ 24 đến 81 mm. 100 xe bộ binh cơ giới lội nước BTP, 30 xe thiết giáp LAV, 6 tổ hợp tên lửa phòng không, 96 tổ hợp tên lửa chống tăng TOW, 96 tổ hợp tên lửa chống tăng Dragon
Vũ khí trang bị của lữ đoàn lính thủy đánh bộ Mỹ được lưu giữ trong các kho quân dụng ở bờ biển Na Uy. Trong biên chế của Lực lượng hải quân Mỹ có 35 tầu đổ bộ, 4 tầu chỉ huy lực lượng đổ bộ, 11 tầu đổ bộ đa nhiệm, 12 tầu đổ bộ có sàn và hầm chứa máy bay trên boong tầu cho khả năng đổ bộ đường không, 8 tầu vận tải kiêm cầu tầu cơ động, và 334 xuồng độ bộ các loại.
Trong khuôn khổ các tài liệu nghiên cứu về "Sự phát triển của lực lượng đổ bộ Mỹ trong giai đoạn đến năm 2025” có kế hoạch trên cơ sở luân phiên trực chiến đảm bảo sự hiển diện trên năm khu vực hải dương quan trọng của thế giới lực lượng viễn chinh chủ lực mà nòng cốt là các sư đoàn viễn chinh của lính thủy đánh bộ Mỹ. Trong đó, cơ cấu biên chế tổ chức của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ theo truyền thống sẽ bao gồm các các lực lượng trên mặt đất, trên không và trên biển, sử dụng Tập đoàn quân lực lượng LTĐB được thực hiện trong cơ cấu biên chế tổ chức liên quân, bao gồm cả các lượng lượng đặc nhiệm của các cơ quan quyền lực nhà nước Mỹ và lực lượng tham gia các chiến dịch đặc biệt. .
Để thực hiện được sứ mệnh do chính phủ Mỹ giao cho, Bộ Tư lệnh lực lượng Lính thủy đánh bộ Mỹ yêu cầu 31 tầu đổ bộ thế hệ mới, trong đó có 10 tầu đổ bộ có hầm chứa trực thăng đổ bộ và sân bay trực thăng model San Antonio.
Trong khu vực có tầm quan trọng chiến lực của Bộ tư lệnh khối quân sự NATO tại Địa Trung hải có một tiểu đoàn, hai trung đoàn và 5 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ. Trong nhiệm vụ đảm nhiệm phân vùng khu vực của Thái Bình Dương cơ cấu biên chế của lực lượng hải quân có: Khu vực Trung Quốc 2 tiểu đoàn, khu vực Hàn Quốc 2 sư đoàn và một tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, Khu vực Đài Loan 3 lữ đoàn lính thủy đánh bộ, khu vực Biển Đông – 2 lữ đoàn lính thủy đánh bộ; Thái Lan – một sư đoàn lính thủy đánh bộ, trong khu vực Indonesia – 2 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ, tại Philippinnes có 3 tiểu đoàn lính thủy đánh bộ.
Nhiệm vụ cơ bản của các đơn vị hợp thành và các phân đội của lực lượng lính thủy đánh bộ, đó là tham gia tác chiến hiệp đồng quân binh chủng với các lực lượng khác của Hạm đội, lực lượng Lục quân và lực lượng không quân trong các chiến dịch đổ bộ với chức năng là lực lượng đổ bộ thê đội I trong đội hình tấn công thứ nhất, với nhiệm vụ đánh chiếm bàn đạp tấn công trên bờ biển của đối phương, tạo điều kiện thuật lợi cho các lực lượng chủ yếu đổ bộ lên bờ.
Các mô hình chiến dịch đổ bộ (cấp chiến dịch)
Chiến dịch đổ bộ theo quan điểm bộ tổng tư lệnh lực lượng vũ trang các nước Phương Tây là: chiến dịch tấn công, được triển khai từ hướng biển lên đất liền bằng lực lượng đổ bộ đường biển của lính thủy đánh bộ và các lực lượng khác trên các chiến hạm, bao hàm cả đổ bộ lực lượng lên khu vực đối phương đang chiếm giữ và phòng thủ. Chiến dịch đổ bộ có thể được triển khai để thực hiện các nhiệm vụ quan trọng sau: nhằm mục đích liên kết phối hợp với các quân binh chủng khác, tiến hành các hoạt động tác chiến tiến công trên hướng biển; chiếm lĩnh các căn cứ và mục tiêu quan trọng của lực lượng hải quân đối phương, tấn công đánh chiếm các mục tiêu quan trọng trên vành đai phòng thủ bờ biển đối phương, các quần đảo và đảo đơn lẻ, chiếm lĩnh các vùng nước có dòng chảy mạnh, triển khai các hoạt động phá hoại tuyến đường vận tải và các mục tiêu quân sự, kinh tế chính trị của đối phương trong vùng hậu phương của đối phương..
Theo quan điểm tác chiến của các bộ tổng tham mưu các lực lượng quân sự phương Tây, các chiến dịch đổ bộ đường biển của lính thủy đánh bộ có thể giải quyết các nhiệm vụ từ cấp chiến thuật, chiến dịch đến chiến lược. Các chiến dịch có không gian chiến trường rộng lớn và có ý nghĩa chiến lược với sự tham gia đến cấp sư đoàn viễn chinh nằm dưới quyền chỉ huy điều hành tác chiến của Bộ Tổng tham mưu liên quân (trong khối quân sự NATO sẽ là Bộ tổng tư lệnh các lực lương liên quân của khu vực tác chiến chiến lược NATO), trong các chiến dịch có không gian chiến trường nhỏ hơn – tư lệnh trưởng Hạm đội (Mỹ -Anh- Pháp). Chỉ huy trực tiếp các chiến dịch đổ bộ được thực hiện bởi Chỉ huy trưởng lực lượng hỗn hợp đổ bộ, khi đó sẽ thành lập Ban tham mưu hỗn hợp các lực lượng. Quyết định chỉ huy trưởng lực lượng đổ bộ được giao cho đại diện chính thức của lực lượng Hải quân, đồng thời cũng là chỉ huy trưởng của lực lượng hải quân tham gia chiến dịch đổ bộ.
Theo các quan điểm tác chiến hiện nay, các chiến địch đổ bộ phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra, giới hạn không gian chiến trường và nhiệm vụ thực hiện được chia thành 3 hình thức tác chiến: Xâm chiếm, Đánh chiếm và Đột kích. Ngoài ra, khối NATO còn có hình thức chiến dịch Nghi binh và Chiến dịch đổ bộ di tản. .
Xâm chiếm – Là chiến dịch đổ bộ được tiến hành với sự tham gia của tất cả các lực lượng quân binh chủng với toàn bộ sức mạnh đột phá. Một trong những Ví dụ về Xâm chiếm trên địa bàn của nước Nga trong giai đoạn chiến tranh Crưm năm 1853 – 1856, quân đoàn viễn chinh của Anh – Pháp đã tiến hành chiến dịch xung phá lên bán đảo Crưm, được bảo vệ bằng tuyến phòng thủ của quân đội Nga. Tham gia chiến dịch có 89 chiến hạm, khoảng 300 tầu vận tải, đã đổ bộ lên bờ biển công phá tuyến phòng thủ của quân đội Nga khoảng 62.000 binh sĩ, thành công trong chiến dịch chống lại quân đoàn của tướng A.S.Mensisicov, có quân số trong biên chế là 34.000 binh sĩ.
Sơ đồ đổ bộ lên bờ biển Normandi nước Pháp . |
Chiến dịch Xâm chiếm lớn nhất là chiến dịch đổ bộ đường biển "Overlord" lên bờ biển Normandi của liên quân Anh – Mỹ lên phía Bắc của nước Pháp, bắt đầu vào 6 tháng 7 năm 1944. Trong biên chế tổ chức có 4 tập đoàn quân (2,8 triệu quân) 3 sư đoàn đổ bộ đường không, tham gia có 1213 chiến hạm, 5786 tầu vận tải và các tầu hộ tống, hậu cần kỹ thuật. Chiến dịch được tiến hành dưới sự chỉ huy của tướng Dwight D. Eisenhower. Sau trở thành Tổng thống của nước Mỹ.
Đánh chiếm: Chiến dịch đổ bộ có ý nghĩa chiến dịch, được thực hiện với mục tiêu đánh chiếm các khu vực và giữ khu vực đánh chiếm được như các khu vực ven biển, các khu vực bàn đạp đầu cầu, các căn cứ hải quân ven biển, các hải cảng lớn, các đảo đơn lẻ hoặc các cụm đảo, quần đảo. Thông thường chiến dịch được tiến hành bởi lực lượng của hải quân và lính thủy đánh bộ. Vào năm 1945, lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ đã tiến hành các hoạt động tác chiến đánh chiếm hai hòn đảo quan trọng trong khu vực biển Nhật Bản.
Đột kích- là hình thức tác chiến cấp chiến thuật của lực lượng lính thủy đánh bộ. Đột kích thường tiến hành với mục đích trinh sát hỏa lực – phá hoại hoặc biểu dương thị uy lực lượng từ cấp đại đội đến cấp trung đoàn. Ví dụ lực lượng LTĐB Mỹ đánh chiếm 2 hòn đảo Faylah và Bubiyan trong Vịnh Persic trong Chiến dịch Lá chắn Sa mạc và Bão táp Sa mạc năm 1991. Các phân đội lính thủy đánh bộ Mỹ đã tiến hành đổ bộ lên đảo bằng trực thăng và các phương tiện đổ bộ khác, các tầu chiến sử dụng hỏa lực yểm trợ với chiều sâu chiến dịch lên đến 20 km
Sơ đồ tác chiến đổ bộ của lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ trong chiến dịch bão táp Sa mạc. |
Chiến dịch Bão táp Sa mạc 1991. |
Chiến dịch Bão táp sa mạc lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ cũng đã sử dụng hình thức chiến thuật nhằm nghi binh đánh lừa giấu kín lực lượng và gây áp lực với sự tham gia lực lượng quân sự Đa quốc gia trong khu vực Vịnh Persic, tiến hành các hoạt động tác chiến trinh sát hỏa lực dọc bờ biển của Kuweit, rà quét thủy lôi và phá hủy các vật cản dưới nước, tập hợp 2 sư đoàn (1 và 2) lính thủy đánh bộ Mỹ triển khai dọc bờ biển. Nhưng các chiến dịch đột kích chỉ đánh chiếm các hòn đảo đơn lẻ, còn lực lượng chủ lực lính thủy đánh bộ tấn công dọc theo bờ biển của vịnh Pec xích.
Hình thức chiến thuật (di tản) được đề xuất để tiến hành di tản lực lượng từ bờ biển của đối phương với việc sử dụng lực lượng và hỏa lực từ phía biển. Có thể nói, mô hình chiến dịch này xuất phát từ hàng loạt các cuộc chiến tranh khu vực và xung đột khu vực mà trong đó, các hoạt động quân sự NATO không đem lại kết quả mong muốn.
Những chiến dịch đổ bộ điển hình
Chiến dich Mercury "Operation Mercury" 20 tháng 5 năm 1941. Quân đội phát xít Đức tiến hành chiến dịch đổ bộ đường biển kết hợp với đổ bộ đường không, trong đó đổ bộ đường biển đóng vai trò nghi binh do tướng Student chỉ huy đã đánh chiếm đảo Crete, một hòn đảo được coi là không thể đổ bộ thành công được. Với 22.750 binh sĩ thuộc lực lượng đổ bộ đường không đã đánh chiếm đảo, tiêu diệt và bắt sống hơn 40000 quân thuộc lực lượng quân Đồng Mình do Anh đứng đầu
Chiến dịch đổ bộ trên bãi biển Heron - Cu Ba. Rạng sáng ngày 15-4-1961, Các phi đội máy bay bất thần không kích lãnh thổ Cuba, nhằm triệt phá những mục tiêu quân sự, trước hết là hệ thống sân bay, cầu cảng. Hai ngày sau, ngày 17-4-1961, hơn 1.200 lính đánh thuê được CIA và Quân đội Mỹ huấn luyện, trang bị, tổ chức và chỉ huy, đổ bộ lên bãi biển Hy-rôn, nằm ở miền Trung Cuba, cách thủ đô La Habana khoảng 500 km. Trận đánh kéo dài từ sáng sớm ngày 17 đến cuối giờ chiều ngày 19-4-1961. toàn bộ lực lượng đổ bộ bị tiêu diệt. Đây là trận đổ bộ cấp chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, nhưng đã không đánh giá đúng được tình hình quân đội Cuba, nên lực lượng đổ bộ đã bị bao vây, chia cắt và tiêu diệt toàn bộ.
Chiến dịch Just Cause - Panama. Từ 20.12.1989 đến 31.1.1990 do Tổng thống Mỹ George H. W. Bush ra lệnh xâm chiếm Panama, lật đổ và bắt giữ Tổng thống Noriega, tiêu diệt lực lượng quân đội Panama. Lực lượng tham gia 26000 quân thuộc lực lượng đổ bộ đường không và lực lượng lính thủy đánh bộ. Quân đội Panama (PDF) bị đánh tan rã và thiệt hại nặng nề, tổng thống Noriega bị bắt và bị xử 40 năm tù trên đất Mỹ.
Chuẩn bị và lên kế hoạch chiến dịch đổ bộ
Không phụ thuộc vào cấp độ của các chiến dịch đổ bộ đường biển. Hình thức chiến dịch đổ bộ bao gồm có năm bước thực hiện: Lên kế hoạch đổ bộ, đưa lực lượng đổ bộ lên các tầu đổ bộ và các chiến hạm, diễn tập thử đổ bộ lực lượng lên bờ, triển khai hành quân vượt biển, đổ bộ lính thủy đánh bộ và các hoạt động tác chiến trên bờ biển..
Sơ đồ tổng quan tiến hành một chiến dịch đổ bộ đường biển. |
Kế hoạch tác chiến đổ bộ
Bước I: lên kế hoạch bao gồm giai đoạn thời gian tính từ thời điểm nhận được chỉ thị của cơ quan tham mưu cấp trên về nhiệm vụ triển khai chiến dịch đổ bộ cho đến điểm bắt đầu chiến dịch. Trong tiến trình lập kế hoạch sẽ nghiên cứu các vấn đề về điều hành, liên kết phối hợp, hỏa lực không quân yểm trợ, cơ động hành quân trên biển, đổ bộ lực lượng và tổ chức đánh chiếm bàn đạp đổ bộ. Thời gian chuẩn bị lên kế hoạch phụ thuộc vào quy mô không gian chiến trường và độ phức tạp của chiến dịch. Thông thường được tính là: để lên kế hoạch đổ bộ cấp tiểu đoàn cần khoảng thời gian không dưới 15 ngày, trung, lữ đoàn không dưới 30 ngày, sư đoàn – 60 ngày. Lên kế hoạch đổ bộ các chiến dịch lớn có ý nghĩa chiến lược, được tiến hành với khoảng thời gian lên đến nhiều tháng ( 3-4 tháng).
Tập kết và đưa lực lượng lên hạm tầu
Bước II. Đưa lực lượng đổ bộ và vũ khí phương tiện lên tầu là giai đoạn tập trung lực lượng và vũ khí trang bị, phương tiện đổ bộ, vận chuyển lên các tầu đổ bộ và các chiến hạm được phân công. Sau khi hoàn tất quá trình chuẩn bị chiến đấu cho các lực lượng cho chiến dịch, các lực lượng được cơ động bằng phương tiện cơ động trên mặt đất về khu vực tập kết, gần với khu vực và các điểm chuyển lực lượng lên tầu. Cơ động di chuyển bằng phương tiện mặt đất được thực hiện theo cấp tiểu đoàn bằng xe cơ giới (ô tô vận tải), nhưng khu vực xa hơn được cơ động bằng tầu hỏa, tầu hỏa cao tốc hoặc máy bay vận tải. Để phân tán lực lượng đề phòng bị tập kích, các lực lượng thông thường được vận tải bí mật, các hải cảng, căn cứ chuyển quân lên tầu có thể có từ hai đến nhiều hơn, với khoảng cách cách nhau từ 150 km đến 300 km.
Các xe bộ binh cơ giới lội nước trên tầu đổ bộ. |
Các trạm vận chuyển lực lượng lên tầu có thể là các hải cảng quân sự, dân sự được trưng dụng, hoặc các khu vực được lắp đặt các trang bị vận chuyển, bốc xếp bến đỗ cầu tầu trên bãi biển nằm ngoài khu vực hải cảng. Lực lượng vận tải và phương tiện kỹ thuật tập trung tại điểm vận chuyển lên tầu thông thường được tập kết trước 24 h trước khi lên tầu. Các tầu đổ bộ, chiến hạm đổ bộ tiếp nhận lực lượng trước từ 1 đến 2 ngày tập trung neo đậu tại các vịnh kín và neo đậu gần với khu vực (hải cảng ) vận chuyển lực lượng lên tầu. Đồng thời tổ chức lực lượng phòng thủ bằng lực lượng không quân, lực lượng hải quân bảo vệ chống tấn công và lực lượng phòng thủ chống ngầm, đồng thời với lực lượng tuần tra canh gác của không quân căn cứ. Khi tiến hành các hoạt động đổ bộ với lực lượng là một sư đoàn viễn chinh lính thủy đánh bộ, trước 5 ngày đến khi tổ chức lực lượng hỗn lợp đổ bộ, bắt đầu xếp cơ sở vật chất đảm bảo xuống tầu, từ hai đến 3 ngày đưa các phương tiện hạng nặng (xe tăng, xe thiết giáp nặng, pháo binh hạng nặng, sau đó, trước 1 đến 2 ngày, các lực lượng phân đội của đơn vị đổ bộ.
Thời gian đưa binh lực và phương tiện chiến đấu cho một sư đoàn viễn chinh lính thủy đánh bộ (quân số khoảng 50 nghìn người) kéo dài khoảng 5 ngày, lữ đoàn ( đến 16 nghìn binh sĩ) kéo dài khoảng 2 ngày, tiểu đoàn (2500 binh sĩ và sĩ quan) trong vòng 24 giờ. Khu vực tập kết lực lượng (các đơn vị và phân đội) lính thủy đánh bộ gần kề với khu vực đưa lực lượng và vũ khí trang bị lên tầu. Trong khu vực tập kết, sư đoàn tập trung theo cấp tiểu đoàn (trên khoảng cách từ 2-4 km) trong các lán trại tạm thời. Chuyển binh lực và vũ khí trang bị thông thường trên nhiều khu vực, mỗi khu vực có nhiều điểm tập trung đưa lực lượng lên tầu.
Tập trung đưa lực lượng và vũ khí trang bị lên tầu tiền hành theo hai phương pháp, phương pháp «trong chiến đấu » và phương pháp «tổ chức hành chính». Phương pháp đưa lực lượng lên tầu "Trong chiến đấu” là phương pháp chủ yếu khi tiến hành các chiến dịch đổ bộ và được sử dụng để chuyển lực lượng chiến đấu tuyến thứ nhất (thê đội 1) của sư đoàn viễn chinh, khi triển khai đổ bộ lực lượng này trực tiếp từ tầu đổ bộ lên bờ biển đối phương mà không có phương tiện, trang bị (cầu tầu, bến cảng) với các phương tiện đổ quân chiến đấu. Trong trường hợp này, tập trung sự chú ý vào duy trì khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất và sẵn sàng chiến đấu ngay khi cập bờ. Vì vậy, các lực lượng đổ bộ xuống bờ biển đối phương đầu tiên (tuyến thứ nhất – thê đội 1) được tập trung đưa lên tầu cuối cùng.
Phương pháp tập trung đưa lực lượng kiểu «Tổ chức hành chính» là phương pháp sử dụng tối đa khả năng vận tải của các tầu đổ bộ, tầu vận tải để chuyển quân, vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh và cơ sở vật chất hậu cần kỹ thuật. Vấn đề chiến thuật trong sử dụng lực lượng khi dùng phương pháp này không được đặt ra (không cần thiết), chính vì vậy nó phù hợp cho việc vận chuyển lực lượng thông thường hoặc các thê đội tiếp theo tính từ thê đội 2 (ví dụ: cơ động lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ từ căn cứ cấp châu lục này này sang căn cứ cấp châu lục khác – khu vực khác).
Để tính toán sức chứa của các tầu, chiến hạm đổ bộ, thông thường với một sư đoàn viễn chinh, khối lượng của một lính thủy đánh bộ với đầy đủ vũ khí trang bị khoảng 100 kg, chiếm một diện tích 0,3m2 và thể tích là 3m3. Với tất cả những nhu cầu cần thiết cho sinh hoạt, một tầu đổ bộ khi đủ quân, thể tích dư theo phương án tổ chức hành chính là khoảng 20%. Còn nếu sử dụng phương án trong chiến đấu sẽ trống đến 50% trên tầu.
Diễn tập đổ bộ
Bước III: Diễn tập đổ bộ lính thủy đánh bộ nhằm mục đích kiểm tra kế hoạch tác chiến được đề ra và quy trình đổ bộ, tập huấn cơ cấu tổ chức điều hành tác chiến và thông tin liên lạc. Trong quá trình diễn tập, các đơn vị tổ hợp quân binh chủng sẽ diễn tập đồng bộ hoặc theo từng đơn vị riêng biệt, đồng thời các ban chỉ huy và tham mưu áp dụng thử 1 hoặc nhiều kịch bản đổ bộ, sát với thực tế chiến đấu. Đặc biệt chú ý đến việc tập huấn liên kết phối hợp, điều khiển hỏa lực và không quân yểm trợ khi lính thủy đánh bộ đổ bộ và trận đánh chiếm bàn đạp đầu bãi đổ bộ, trước khi diễn tập và trong quá trình thực hiền diễn tập luôn được cập nhật và thông báo để các cấp từ chỉ huy đến binh sĩ hiểu được và từ đó đánh giá được cấp độ hiểu biết rõ ràng về kế hoạch đổ bộ của cấp trên. Diễn tập đổ thường được triển khai với những biện pháp bảo đảm bí mật, không bộc lộ ý đồ tác chiến, mục tiêu tác triến và nhiệm vụ được giao cho lực lượng lính thủy đánh bộ. Các cuộc diễn tập, thông thường được tiến hành lúc rạng đông và theo thời gian không được vượt quá 2 ngày.
Cơ động hành quân trên biển
Bước IV: Các đơn vị tập hợp quân binh chủng triển khai cơ động hành quân trên biển bắt đầu từ thời điểm các tầu đổ bộ, vận tải nhổ neo rời khỏi điểm tâp trung đưa lực lượng lên tầu cho đến thời điểm đến khu vực đổ bộ. Khi các phân đội quân binh chủng đã được tập trung lên tầu (diễn tập), các tầu đổ bộ lập tức dời bến cảng dưới sự yểm trợ của các tầu hộ tống cơ động hành quân đến khu vực tổ chức theo biên chế thành hải đoàn đổ bộ binh chủng hợp thành. Các tầu đổ bộ từ điểm tập trung lực lượng khởi hành ra khơi thông thường vào thời gian ban đêm, tối trời.
Khu vực tổ chức theo biên chế thành đơn vị binh chủng hợp thành cách xa khu vực tập trung lực lượng tạm thời là 40 dặm (75km), hải chiến đoàn quân binh chủng hợp thành có khoảng cách đến 200 dặm (370km). Trong khu vực này với mục tiêu giữ được điều kiện thuận lợi cho điều hành, kiểm soát các hoạt động của chiến dịch, trước thời điểm các tầu đổ bộ đến điểm tập kết biên chế đội hình đơn vị đổ bộ binh chủng hợp thành hoặc hải chiến đoàn, lực lượng máy bay chủ lực không quân hải quân và các đội tầu tìm kiếm tấn công chủ lực. Để biên chế đơn vị đổ bộ binh chủng hợp thành trên biển cần 3-4h, các Hải chiến đoàn quân binh chủng hỗn hợp khoảng từ 20 – 24 giờ.
Lực lượng chống ngầm và lực lượng phòng không được tổ chức trong đội hình của lực lượng đổ bộ, triển khai thành các đơn vị không quân cường kích đánh chặn và các liên đội chiến hạm tìm kiếm tấn công chủ lực. Hai lực lượng không quân và hải quân sẽ hình thành đội hình cảnh giới và yểm trợ bảo vệ các tầu thuộc đơn vị đổ bộ trong xuốt thời gian cơ động trên biển. Thông thường, để bảo vệ cho lực lượng đổ bộ cơ động có quân số và vũ khí trang bị của một sư đoàn lính thủy đánh bộ viễn chinh, sẽ bao gồm có từ 1 – 2 liên đội máy bay cụm tầu tác chiến chủ lực, đơn vị chống ngầm và chiến hạm nổi có từ 10 đến 15 tầu hộ tống đa nhiệm, các tầu tuần tiễu tên lửa và phóng ngư lôi thực hiện nhiệm vụ cảnh giới đánh chặn. Lực lượng cảnh giới của một tiểu đoàn viễn chinh có thể có từ 4 đến 6 chiến hạm.
Sơ đồ cơ động đổ bộ và đổ bộ thẳng đứng bằng trực thăng trên tầu sân bay. |
Hành quân cơ động trên biển của các đơn vị quân binh chủng hợp thành được bố trí một đội hình cảnh giới trực tiếp, bao gồm các tầu thuộc lớp tầu khu trục hoặc hộ tống, phân bổ theo thông lệ thành đội hình vòng cung trên khoảng cách từ 20 – 50 sải, tương đương với 4-9 km so với tầu trung tâm (tầu dóng chỉnh đội hình). Trên các hướng có nguy cơ có tầu ngầm đối phương, lực lượng đổ bộ sẽ đưa liên phi đội máy bay cường kích chống ngầm chủ lực lên khoảng cách 30 đến 130 hải lý, tương đương với 55 – 240 km. Và lực lượng liên đội tầu truy tìm – chống ngầm (20 – 70 hải lý). Để sẵn sàng phòng không chống lực lượng không quân đối phương, che chắn cho tầu đổ bộ, nhóm tầu tuần dương tên lửa hoặc khu trục mang tên lửa phòng không được đưa lên phía trước trên khoảng cách từ 20 đến 40 dặm (18 – 75km).
Bảo vệ từ trên không do lực lượng không quân hải quân tiêm kích của tầu sân bay đảm nhiệm. Các máy bay tiêm kích đánh chặn được cơ động lên hướng có nguy cơ không kích của đối phương trực chiến trên khoảng cách là 150 dặm (280 km) so với đoàn tầu đổ bộ, trên mỗi hướng có nguy cơ không kích của đối phương sẽ có từ 1 đến 2 máy bay tiêm kích ở độ cao từ 3000 đến 14.000m, bay trực chiến trong khoảng thời gian từ 1,5 – 2h và thay bằng phi đội khác. Lực lượng chống ngầm cho đoàn tầu đổ bộ và tầu vận tải thực hiện nhiệm vụ ở khoảng cách gần, chống ngầm trực tiếp là 50 dặm, ở tầm trung (đến 130 dặm) máy bay chống ngầm và trực thăng chống ngầm, các chiến hạm chống ngầm, tầm xa ( khoảng 200 dặm tính từ vành đai phòng thủ của đoàn tầu đổ bộ - máy bay tuần tiếu của căn cứ (2 – 5) chiếc máy bay cường kích đánh chặn.
Lực lượng phòng thủ tấn công chủ lực của cụm quân đổ bộ là liên đoàn không hải quân hỗn hợp: Liên đoàn tấn công chủ lực hỗn hợp bao gồm: tầu sân bay, 8 – 10 tầu hộ tống và đảm bảo, 1-2 tầu ngầm (bao gồm cả tầu ngầm nguyên tử đa nhiệm). Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, vị thế của tầu sân bay đóng vai trò quan trọng then chốt trong lực lượng tấn công chủ lực trong nhiệm vụ bảo vệ đoàn tầu đổ bộ của hạm đội.
Trong giai đoạn hiện nay có 9 nước có tầu sân bay trong biên chế lực lượng Hải quân. Mỹ có 11 tầu sân bay, nhưng bộ tư lệnh Hải quân Mỹ đã gửi đến Quốc hội Mỹ đề nghị giảm xuống tạm thời còn 10 tầu trong giai đoạn từ 2012 – 2015. Anh quốc có trong biên chế 3 tầu sân bay lớp"Invincible" và có 2 chiếc đang neo đậu từ seria "Nữ hoàng Elisabet”. Ý có hai tầu sân bay"Conti di Cavour" và "Giuseppe Garibaldi". Ấn độ có tầu "Viraat" Tây Ba Nha tầu sân bay"Principe de Asturias" Brazin có tầu sân bay "Sao Paulo" Pháp có tầu "Charles de Gaulle", và Thái Lan có tầu - "Chakri Narubet". Chiếc tầu duy nhất của Hải quân Liên bang Nga đang sử dụng là tầu Đô đốc Kyrnhetsov. Đồng thời Trung Quốc cũng đang chạy thử tầu sân bay Varyar ( trước năm 1990 còn có tên là Riga) mua của Ucraina và đặt tên là Liêu Ninh. Tầu hiện đang đã biên chế vào hạm đội Bắc Hải đóng ở Thanh Đảo.
Trong giai đoạn cuối cùng của hành quân cơ động vào khu vực đổ bộ, theo kế hoạch đã được xác lập cho chiến dịch đổ bộ, có thể tiến hành chuẩn bị bãi đổ bộ bằng binh lực của thê đội 1, lực lượng này đã tập kết trong khu vực đổ bộ từ 3 – 4 ngày và phân tán khỏi đội hình thê đội 1.
Nhiệm vụ chuẩn bị khu vực đổ bộ bao gồm: Tiêu diệt và phá hủy binh lực, sinh lực đối phương đang phòng thủ trên bờ biển (trận địa tên lửa và pháo binh, sở chỉ huy điều hành tác chiến, thông tin liên lạc và các mục tiêu quan trọng khác); phát hiện và phá hủy các bãi mìn, tiêu diệt các tầu ngầm của đối phương, chiến hạm và các tầu xuồng chiến đấu, đang neo đậu hoặc hoạt động trong khu vực diễn ra chiến dịch đổ bộ; tiến hành các hoạt động trinh sát, phát hiện chính xác các công trình chống đổ bộ, hệ thống phòng thủ, biên chế tổ chức chống lực lượng đổ bộ, hệ thống công trình công binh, tìm kiếm và phát hiện lực lượng dự bị thê đội II, chuẩn bị sẵn sàng các đường cửa mở qua bãi mìn và hệ thống vật cản chống đổ bộ dưới nước và trên bờ biển, đặt các vật chuẩn cọc tiêu chỉ thị khu vực đổ bộ; tiến hành đổ bộ nghi binh đối phương hướng khác khu vực đổ bộ lực lượng chủ lực, tiến hành đấu tranh và chế áp điện tử, thu thập các điều kiện thủy văn, môi trường. Trong trường hợp thuận lợi, hình thức chiến thuật tấn công chuẩn bị bãi đổ bộ có thể không cần thực hiện nếu yếu tố bí mật, bất ngờ được đảm bảo.
Khi lực lượng chủ yếu tập kết vào khu vực đổ bộ, các lực lượng chính của cụm đơn vị hỗn hợp quân binh chủng triển khai về các điểm và khu vực đã được phân công neo đậu và cơ động. Lực lượng không quân hải quân chủ lực làm nhiệm vụ che chắn và bảo vệ các chiến hạm neo đậu và cơ động triển khai thành các liên đội công kích chủ lực, cơ động trên khoảng cách 100 – 120 dặm (180 – 220 km) so với bờ biển. Ở những hướng có thể có tầu ngầm đối phương tiến hành hoạt động tác chiến của các liên đội tầu tìm kiếm – tấn công trên khoảng cách đến 70 dặm (130km) so với bờ biển.
Đổ bộ đường biển
Bước V: Hoạt động tác chiến đổ bộ đường biển bao gồm: dọn khu vực chuẩn bị đổ bộ, hỏa lực của pháo binh và không quân dòn đường cho cuộc đổ bộ và yểm trợ. Triển khai các tầu và chiến hạm đổ bộ vào đội hình đổ bộ, triển khai binh lực và vũ khí trang bị trên các phương tiện đổ bộ, lực lượng đổ bộ dưới sự yểm trợ của hỏa lực cơ động từ tầu vào khu vực đổ bộ, thê đội 1 đổ bộ lên khu vực bờ biển, hoạt động tác chiến của lực lượng khi đánh chiếm đầu cầu và mở rộng bàn đạp tấn công, vận tải cơ sở vật chất, đạn và vật chất y tế, cơ động vận chuyển lực lượng thê đội hai và tiếp theo; các thê đội mở rộng hoạt động tác chiến, thực hiện nhiệm vụ được giao.
Một trong những phương án tác chiến được coi là thích hợp nhất do có tình động bộ cao trong tác chiến là: 2/3 quân số của thê đội 1 được đổ bộ bằng các phương tiện đổ bộ trên biển, 1/3 quân số được đổ bộ thẳng đứng, từ trên không bằng các phương tiện, máy bay trực thăng vào sâu trong tuyến phòng thủ bờ biển đối phương. Thời gian tiến hành đổ bộ kéo dài trong khoảng từ 2 -3 ngày đối với một sư đoàn lính thủy đánh bộ viễn chinh, thê đội 1 của sư đoàn lính thủy đánh bộ (tương đương lữ đoàn viễn chinh) chiếm khoảng 8 đến 12 giờ, tiểu đoàn – khoảng từ 1,5 đến 3 giờ. Khu vực đổ bộ của sư đoàn được chia thành các khu vực nhỏ hơn của các trung đoàn và được đánh dấu trên bản đồ bằng các mầu khác nhau ( đỏ, vàng…), các khu vực của trung đoàn lại chia thành các khu vực đổ bộ của các tiểu đoàn theo mã số (đỏ 1, đỏ 2; vàng 1, vàng 2…)
Sơ đồ phân khu đổ bộ đánh dấu theo mầu. |
Từ thời điểm từ tầu đổ bộ tập kết tại khu vực đổ các phương tiện đổ bộ xuống nước, neo đậu hoặc di chuyển cơ động, lực lượng đổ bộ (lính thủy đánh bộ) vào các xe bộ binh cơ giới lội nước và các xuống đổ bộ, các phương tiện sau khi đủ quân số bắt đầu xuống nước và theo lộ trình và đội hình đã được vạch ra (dãn cách, hướng tiến, tốc độ…) tiếp cận tuyến triển khai đội hình đợt (sóng). Sau khi nhận đủ quân số, các xuồng đổ bộ và xe bọc thép thê đội 1 của đợt 1 xuống nước, tiếp cận tuyến triển khai đội hình đợt 1 khoảng từ 1000 – 1500m đối với lực lượng phòng thủ yếu, đến 4000 m cách bờ biển đối với lực lượng phòng thủ tương đương, sử dụng tốc độ cao nhất (8-10 knots) dưới sự yểm trợ và phát huy hỏa lực của tất cả các loại vũ khí yểm trợ, chi viên tiến thẳng lên bờ. Phương thức này áp dụng cho tất cả các đợt tấn công tiếp theo nhưng với các tuyến triển khai đội hình có thay đổi khoảng cách so với bờ biển trong trường hợp hỏa lực phòng thủ mạnh.
Sơ đồ đổ bộ bằng phương tiện lội nước và phát triển tấn công từ bàn đạp . |
Sử dụng hỏa lực của pháo – tên lửa hạm tầu, các đòn tấn công của không quân, sử dụng hỏa lực cận chiến, các phân đội lính thủy đánh bộ đánh chiếm tuyến phòng thủ bờ biển của đối phương. Các bãi mìn, vật cản được phá hủy bởi hỏa lực pháo, tên lửa trong thời gian bắn chuẩn bị và dọn bãi, tạo thành hành lang vượt qua khu vực phòng thủ. Đại đội đổ bộ của thê đội 1 đổ quân không được vượt quá 2 đợt, có nghĩa là trong vòng từ 5 đến 10 phút trên mỗi đoạn bờ biển đổ bộ tham chiến không dưới một đại đội lính thủy đánh bộ. Thông thường khi đổ bộ sau từ 6 đến 9 đợt tấn công chuyển quân, sẽ đưa quân số tham chiến lên đến tiểu đoàn lính thủy đánh bộ thuộc thê đội 1 với đầy đủ vũ khí trang bị, thuốc và cơ sở vật chất y tế, cơ số đạn và vật chất đi cùng trong các đại đội.
Sau khi kết thúc giai đoạn một của các đợt đổ bộ (từ 1 đến 1,5 giờ), lực lượng tham chiến trên bờ biển đạt cấp tiểu đoàn thiếu phân đội hậu cần kỹ thuật. Nhiệm vụ của các tiểu đoàn lính thủy đánh bộ là chiếm lĩnh khu vực bàn đạp có diện tích khoảng 5 x 5 km, tạo điều kiện địa hình và công sự tạm thời, vật che chắn và hỏa lực trực tiếp bảo vệ thuận lợi cho giai đoạn đổ bộ lực lượng dự bị (thê đội II của trung, lữ đoàn). Trong điều kiện thê đội I (các tiểu đoàn hoàn thành nhiệm vụ, các hoạt động tác chiến phát triển thuận lợi) các đơn vị tham gia đổ bộ sẽ vận chuyển các lực lượng yểm trợ hỏa lực, tăng cường quân số cho thê đội 1, đổ bộ thê đội II mở rộng trận địa, vận chuyển cơ sở vật chất như: lương thực, thuốc và vật phẩm y tế, đạn và vật chất đi cùng theo "Yêu cầu” của lực lượng đổ bộ thê đội I.
Trong một số trường hợp, các đợt đổ bộ theo "Yêu cầu” sẽ không tổ chức, thay vào đó các xuồng đổ bộ cao tốc và máy bay trực thăng vận tải chuyên dụng sẽ thực hiện nhiệm vụ tăng cường lực lượng và cơ sở vật chất đảm bảo khi các phương tiện này được giải phóng khỏi nhiệm vụ đổ bộ theo đợt (sóng). Lực lượng đổ bộ thê đội 1 hình thành các đơn vị phòng thủ bờ biển hướng nội địa, hình thành các khu vực hành lang neo đậu, các khu vực neo đậu này được sử dụng để đổ bộ các phương tiện không lội nước như xe tăng từ các tầu vận tải có cửa đổ bộ hoặc các tầu vận tải – phà (Ro – Ro). Lực lượng thê đội II của trung, lữ đoàn, theo điều lệnh tác chiến, được tăng cường các phân đội xe tăng, dưới sự yểm trợ của hỏa lực pháo binh chiến trường, phát triển những kết quả tấn công của thê đội I và lực lượng đổ bộ thẳng đứng (trực thăng chiến đấu) , chọc thủng tuyến phòng thủ của đối phương và phát triển theo hướng tấn công chính.
Đồng thời đánh tan và tiêu diệt các đơn vị phòng thủ tuyến 1 của hệ thống phòng thủ bờ biển đối phương, kết nối các bàn đạp tấn công đã chiếm lĩnh được thành tuyến tấn công thứ nhất. Mục đích cuối cùng của các hoạt động tác chiến đổ bộ trên bờ biển đối phương là tiêu diệt và vô hiệu hóa các cụm tập trung binh lực đối phương, đánh chiếm các mục tiêu ven biển và hình thành tuyến bàn đạp đầu cầu, diện tích của các bàn đạp tấn công vào sâu trong lục địa sẽ là: - cấp tiểu đoàn viễn chinh hỗn hợp 5 x 5 km, trung lữ đoàn viễn chinh hỗn hợp 7 - 10 x 10 - 15 km; sư đoàn viễn chinh hỗn hợp 20 – 30 x 30 -40 km.
Đổ bộ bằng xe thiết giáp lội nước. |
Đổ bộ xe tăng bằng tầu đổ bộ kiểu - Phà (Ro - Ro). |
Đổ bộ bằng tầu cao tốc chạy trên đệm khí. |
Ngay sau khi đổ bộ lên bờ biển và chiếm lĩnh thành công tuyến phòng thủ bờ biển thứ nhất của đối phương theo nhiệm vụ đặt ra, chỉ huy trưởng lực lượng đổ bộ phải dùng các hoạt động tấn công phát triển theo chiều sâu và hình thành tuyến phòng thủ vững chắc ngay cả trong trường hợp lực lượng phòng thủ đối phương tan ra, có thuận lợi cho phát triển tiếp theo.
Đổ bộ bằng máy bay trực thăng được thực hiện đồng thời với đổ bộ bằng phương tiện đường thủy hoặc sau khoảng 30 – 40 phút sau giờ H. phụ thuộc vào biên chế tổ chức của lực lượng, đổ bộ có thể tiến hành theo chiều sâu chiến dịch từ 5 km đến 15 km tính từ bờ biển (tiểu đoàn theo chiều sâu nhiệm vụ là 10 đến 15 km, đại đội từ 3 – 5 km). Đổ bộ đại đội lính thủy đánh bộ được thực hiện bằng 16 máy bay trực thăng đổ bộ hạng trung CH-46 Sea Knight hoặc 10 máy bay trực thăng đổ bộ hạng nặng СН-53 Sea Stallion. Để vận chuyển và đổ bộ lực lượng chủ yếu của một tiểu đoàn cần sử dụng 70 máy bay trực thăng hoặc 70 lượt chuyến đổ bộ, và nếu vận tải đầy đủ một tiểu đoàn viễn chinh với vũ khí trang bị và cơ sở vật chất đảm bảo cần 200 chuyến bay của trực thăng đổ bộ. Các chuyến bay đổ bộ của trực thăng vận tải bay theo một lộ trình nhất định nhưng ở những độ cao khác nhau, trong khu vực đổ bộ tầm bay là 100 – 500 m, bay ngược trở lại ở độ cao từ 500 đến 1000m.
Điều hành tác chiến đổ bộ đường không được thực hiện bởi chỉ huy trưởng, tư lệnh đơn vị đổ bộ hỗn hợp quân binh chủng thông qua trung tâm điều khiển bay chiến thuật trên tầu chỉ huy. Trong thời gian 2 ngày liên tiếp, tần suất sử dụng máy bay trực thăng chiến đấu rất cao, từ 90 – 100% máy bay đang sẵn sàng chiến đấu với thời gian bay trong ngày là từ 6 đến 10 giờ bay, sau đó, máy bay trực thăng chiến đấu sẽ phải trải qua công đoạn kiểm tra, bảo trì và phục vụ kỹ thuật. Khi lên kế hoạch tác chiến có sử dụng máy bay trực thăng đổ bộ hoặc tác chiến đường biển, lượt bay đầu tiên tham chiến đến 90% máy bay trực thăng, lượt cất cánh thứ hai khoảng 80% máy bay có mặt trên boong tầu. Khi chiến dịch kéo dài, tần suất các chuyến bay sẽ giảm xuống còn từ 60 70% số lượng máy bay sẵn sàng chiến đấu với số giờ bay khoảng từ 2 đến 3 giờ trong ngày.
Sự phát triển tương lai của các chiến dịch đổ bộ đường biển
Bộ tư lệnh liên quân các lực lượng vũ trang khối quân sự Bắc Đại Tây Dương và nước ngoài trong giai đoạn hiện nay đang tiến hành đồng bộ tập hợp các giải pháp nhăm nâng cao khả năng đổ bộ bằng các phương tiện đường thủy và lực lượng lính thủy đánh bộ, phương án chủ yếu vẫn là tăng cường mua sắm các phương tiện chiến đấu hiện đại như: vũ khí trang bị trên tầu, mua sắm các loại tầu đổ bộ hiện đại và các xuồng đổ bộ tốc độ cao, đồng thời hoàn thiện công tác tổ chức chỉ huy lực lượng đổ bộ và hạm đội, cơ cấu tổ chức các đơn vị hỗn hợp viễn chinh lính thủy đánh bộ, trong đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mô phỏng hóa chiến trường và tự động hóa hệ thống điều khiển chiến trường đổ bộ đóng một vai trò quan trọng.
Các chuyên gia nhận định rằng, trong tác chiến đổ bộ đường biển, đối với các lực lượng tương đương hiện nay (Trung Quốc, LNga), hoàn toàn có khả năng tổn thất chính trung tâm chỉ huy điều hành tác chiến trên tầu chỉ huy, đổ bộ. Do đó, nội dung tự động hóa và mô phỏng hóa chiến trường sẽ vẫn hoạt động bình thường theo chế độ đa kênh lưu trữ và truyền thống với chế độ bảo toàn hệ thống ngay cả khi trung tâm chỉ huy chính bị đánh trúng bằng tên lửa đạn đạo tập trung.
Đồng thời, các chuyên gia quân sự cũng nghiên cứu xem xét khả năng đổi mới nguyên tắc đổ bộ đường biển của các lực lượng lính thủy đánh bộ theo phương án " Đổ bộ ngoài đường chân trời” nội dung then chốt của hình thức tác chiến này là "khu vực đổ bộ nằm ngoài tầm quan sát của các trạm quan sát, trinh sát trên bờ biển và nằm ngoài vùng hỏa lực hiệu quả của vũ khí phòng thủ chống đổ bộ (30 – 50 dặm cách bờ biển). Hoạt động đổ bộ của các lực lượng lính thủy đánh bộ và phương tiện tác chiến được thực hiện bằng các tầu đổ bộ cao tốc – các tầu đổ bộ chạy trên đệm khí LСАС, trực thăng đổ bộ hạng nặng СН-53 Sea Stallion và máy bay vận tải cất cánh thẳng đứng như trực thăng МV-22А "Osprey".
Những chiếc MV-22 Osprey đã hoạt động tác chiến tại Iraq và Afganistan, đồng thời các phi đội máy bay chiến thuật F-35 Lightning II, như đã thông báo, có thể được đưa vào biên chế vào năm 2012. Đồng thời, việc sử dụng các phương tiện đổ bộ hiện đại thế hệ mới sẽ cho phép tăng cường năng lực đổ bộ của lính thủy đánh bộ, mở rộng diện tích khu vực bàn đạp đầu cầu và giảm thời gian vận chuyển binh lực tấn công đột phá của thê đội I từ 2 đến 3 lần. Đồng thời tăng cường cấp độ bí mật, bất ngờ đổ bộ trên nhiều khu vực khác nhau trên suốt chiều sâu phòng thủ, chia cắt, phân tán lực lượng đối phương. Giải pháp đổ bộ trên biển và trên không (sea – air) đáp ứng yêu cầu lực lượng lính thủy đánh bộ không bị phụ thuộc quá nhiều vào hỏa lực của chiến hạm và không quân hải quân chuẩn bị khu vực đổ bộ, yểm trợ và phát triển vào sâu tuyến phòng thủ đối phương.
Trong các cuộc xung đột khu vực tương lai gần, các hoạt động tác chiến cấp chiến dịch của lực lượng lính thủy đánh bộ NATO và Mỹ nói riêng, các nước phát triển nói chung đóng vai trò quyết định, đặc biệt trong các vấn đề tranh chấp biển, quần đảo, đảo cũng như các hoạt động tấn công phá hoại, gây áp lực trong các cuộc chiến tranh xung đột trong khu vực. Lính thủy đánh bộ NATO và Mỹ có thể tham gia nhiều hình thức chiến dịch, từ tuyên bố, không tuyên bố đến những hoạt động có tầm cỡ chiến lược như tham gia vào những chiến dịch bạo loạn, lật đổ các nước có chủ quyền. Để tăng cường sức mạnh của lực lượng lính thủy đánh bộ, trong tương lai, lực lượng này sẽ có cơ cấu tổ chức biên chế rất đồng bộ, cấp độ tự động hóa và đồng bộ hóa cao, đồng thời được biên chế vũ khí trang bị, phương tiện chiến tranh với những công nghệ tiên tiến nhất trong lĩnh vực quân sự và lưỡng dụng.
(còn tiếp)
Kỳ sau: Nghệ thuật và phương án chống đổ bộ đường biển như thế nào?
Trịnh Thái Bằng