Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Đình An Khánh là trong những ngôi đình cổ và đẹp nhất TPHCM, sau nhiều năm phải di dời để xây dựng đô thị mới Thủ Thiêm nay đình đã được phục dựng trên đất cũ. 

Theo các tài liệu lịch sử, đình An Khánh là một trong ba ngôi đình làng chính tại Thủ Thiêm được xây dựng từ cuối thế kỷ 17, đầu thế kỷ 18 và là một trong số các đình làng cổ nhất tại Sài Gòn - Gia Định xưa.

Hiện nay, đình An Khánh còn lưu giữ các đạo sắc phong của triều Nguyễn, đặc biệt có sắc phong dưới thời vua Tự Đức, vào năm 1832, với nội dung: “Bình Dương huyện, Gia Định tỉnh, Tân Bình phủ, Bình Trị tổng, An Lợi xã, Trần Thống Quân Hà Quảng Thống sư, Danh lộc Trị thủy Bộ chi Thần, tước sắc Thần hoàng bổn cảnh”.

Đình An Khánh đã trải qua một thời gian phải di dời để xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm và thành phố mới Thủ Đức. Sau một thời gian dài trùng tu, xây dựng, ngày 18/4 vừa qua, đình An Khánh đã được mở cửa trở lại, thu hút sự quan tâm của người dân cũng như những người yêu văn hóa truyền thống của dân tộc.

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 1

Đình An Khánh được phục dựng gần vị trí nền đất cũ, nay là trung tâm Thành phố Thủ Đức.

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 2

Đình được phục dựng trên tinh thần bảo tồn kiến trúc nguyên thủy của đình làng Nam Bộ

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 3

Đình An Khánh làm hoàn toàn bằng gỗ. Những người trông coi đình cho biết: "Nhiều nét kiến trúc và vật liệu của đình cũ đã được đưa vào để xây dựng đình mới".

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 4
Chiếc trống của đình An Khánh

So với đình cũ, đình An Khánh mới được phục dựng khang trang hơn và vẫn lưu giữ được tất cả các cổ vật truyền từ nhiều đời. Vị trí của đình cũng được đặt ở nơi đắc địa, gần Nhà hát Thủ Thiêm và trên trục đại lộ ven sông của thành phố Thủ Đức.

Một số người dân ở khu đô thị mới Thủ Thiêm cho biết: Khi khu đô thị mới được xây dựng, hầu hết các công trình kiến trúc lịch sử, văn hóa, tâm linh đã được di dời đi nơi khác.

Việc phục dựng đình An Khánh thể hiện truyền thống "uống nước nhớ nguồn" hướng về văn hóa dân tộc cũng như nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của con người trong cuộc sống hiện đại.

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 5

Câu đối cổ được sơn son thiếp vàng

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 6

Kiến trúc đậm nét đình làng khu vực Sài Gòn - Gia Định xưa

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 7

Người trông đình năm nay đã 80 tuổi, vui mừng khi ngôi đình cổ phía Nam sông Sài Gòn được phục dựng

Theo ghi nhận của phóng viên, kể từ ngày mở cửa lại, người dân thành phố Thủ Đức và nhiều nơi đã tới đình An Khánh để thắp hương, chiêm bái và ngắm cảnh. Khói hương nghi ngút trong đình An Khánh từ sáng tới chiều.

Diện mạo của thành phố mới Thủ Đức đang được hoàn thiện, trong đó đình An Khánh và Nhà hát Thủ Thiêm vinh dự được chọn là những điểm nhấn của Thành phố Thủ Đức.

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 8

Giữa các công trình hiện đại, đã thấp thoáng bóng dáng ngôi đình xưa

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 9

Trung tâm của Thành phố Thủ Đức đang được hoàn thiện với Nhà hát Thủ Thiêm và đình An Khánh

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 10

Ngôi đình 300 tuổi trường tồn cùng thời gian và lịch sử dù nhiều biến động, thăng trầm

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 11

Người dân lặn lội tìm tới thắp hương, dù đường sá trong khu vực vẫn còn ngổn ngang

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 12

Chính điện của đình An Khánh mới phục dựng

Đình An Khánh 300 tuổi 'trở về' bán đảo Thủ Thiêm ảnh 13

Đình An Khánh sẽ là điểm nhấn văn hóa dân tộc độc đáo của Thành phố Thủ Đức hiện đại

MỚI - NÓNG
Người Tiền Phong luôn tiên phong
Người Tiền Phong luôn tiên phong
TP - Sau cơn bão số 4, mưa lũ dồn dập trút xuống nhiều tỉnh thành miền Bắc khiến nhiều bản làng, nhà cửa và hàng trăm người dân bị cuốn trôi, mất tích. Nhận lệnh từ Ban Biên tập báo Tiền Phong, nhóm phóng viên Bắc Trung bộ lập tức lên đường từ miền Trung ra miền Bắc để chi viện “điểm nóng”.