Điều tra vụ 2 người thiệt mạng tại tu viện cổ ở Đà Lạt

0:00 / 0:00
0:00
Sự cố tại công trình sửa chữa tu viện cổ khiến 2 người thiệt mạng.
Sự cố tại công trình sửa chữa tu viện cổ khiến 2 người thiệt mạng.
TPO - Cơ quan chức năng TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công tạm ngưng thi công tại tu viện cổ Benedict của Đại học Kiến trúc TP.HCM cơ sở tại Đà Lạt, để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động khiến 2 công nhân thiệt mạng.

Ngày 10/3, nguồn tin từ Công an TP.Đà Lạt cho biết, đơn vị đang phối hợp với Viện Kiểm sát nhân dân TP.Đà Lạt và Thanh tra Sở Lao động-TBXH tỉnh Lâm Đồng điều tra, làm rõ vụ 2 công nhân tử vong khi tháo dỡ tu viện cổ Benedict.  

Như Tiền Phong đã đưa tin, công ty CP đầu tư và thương mại Quốc tế Huy Hoàng đảm nhận việc thi công sửa chữa tu viện từ quý 1 năm nay, dự kiến hoàn thành trong vòng 360 ngày.

Điều tra vụ 2 người thiệt mạng tại tu viện cổ ở Đà Lạt ảnh 1  Đưa trang thiết bị vào phục vụ việc sửa chữa khu nhà cổ

Vào trưa qua (9/3), khi công nhân tháo dỡ phần mái và những hạng mục xuống cấp để sửa chữa tu viện thì xảy ra sự cố: Một mảng bê tông từ phía trên đổ xuống đè chết 2 lao động đang làm việc bên dưới là anh T.Đ.T (31 tuổi) và P.T.T (34 tuổi, cùng quê huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Chiều tối cùng ngày, cơ quan công an đã khám nghiệm hiện trường, bàn giao thi thể 2 nạn nhân cho gia đình lo hậu sự.

Công an TP.Đà Lạt đang tiếp tục thu thập tài liệu làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn, trách nhiệm của các đơn vị liên quan và chờ kết quả xác minh của Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Lâm Đồng. Nếu xác định có dấu hiệu tội phạm, cơ quan công an sẽ khởi tố vụ án để điều tra.

Điều tra vụ 2 người thiệt mạng tại tu viện cổ ở Đà Lạt ảnh 2 Tháo dỡ phần mái của một số công trình tại tu viện.

Cơ quan chức năng cũng đã yêu cầu chủ đầu tư và đơn vị thi công tạm ngưng thi công để điều tra làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn nghiêm trọng này.

Tu viện trên là cơ sở tu hành đầu tiên tại Việt Nam của các đan sĩ (thầy tu Kyto hữu khắc khổ) Benedict đến từ phương Tây, được xây dựng vào những năm cuối thập niên 1930, đầu thập niên 1940; đến năm 1954, nơi này được nhượng lại cho những nữ tu dòng Franciscaines.

Sau 1975, các nữ tu dòng Franciscaines rời đi nơi khác, tu viện gần như bị bỏ hoang. Các khối công trình của tu viện xuống cấp, mái nhà bị thấm dột. Khu nội viện (nơi các đan sĩ, tu sĩ năm xưa từng sống) biến thành nhà tập thể của một số hộ trông rất nhếch nhác .

Những thập niên gần đây, một số công trình của tu viện được cải tạo, cơi nới thành khách sạn Lâm Viên, sau đó được sử dụng làm trường chuyên Lâm Đồng rồi trường THPT Trần Phú. Từ năm 2014, toàn bộ tu viện với khuôn viên rộng 7 ha này, được chuyển giao cho đại học Kiến trúc TP.HCM lập trung tâm đào tạo tại Đà Lạt. 

MỚI - NÓNG
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
'Xơ xác' di tích Lầu ông Hoàng ở Phan Thiết
TPO - Lầu ông Hoàng là một di tích tham quan nổi tiếng tọa lạc trên ngọn đồi tuyệt đẹp ở phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Mặc dù đã được tỉnh Bình Thuận phê duyệt chủ trương đầu tư hàng chục tỷ đồng, nhưng đến nay Lầu ông Hoàng có nhiều hạng mục bị xuống cấp, chưa được nâng cấp và trùng tu đúng mức.