Ông Võ Tiến Hùng - Tổng Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội đánh giá tại hội thảo về cải tạo môi trường nước hồ Hoàn Kiếm vào chiều ngày 15/2 cho biết: hồ Hoàn Kiếm hiện nay đã mất khả năng tự làm sạch. Thực vật phù du có hướng tăng dần, ảnh hưởng nhiều đến thực vật trong hồ, mật độ động vật đáy hồ thấp và có xu hướng giảm. Ngoài ra, hàm lượng dinh dưỡng trong hồ Gươm luôn bị dư thừa, hiện tượng tảo nở hoa dẫn đến nước thiếu oxy nghiêm trọng.
Lớp bùn dưới đáy hồ Hoàn Kiếm cũng rất dày, có nơi lên đến hơn 1m, dẫn đến mực nước thấp chỉ còn 0,7-08m. Với phạm vi 7m từ chân kè ra là 5m đất nền cứng với nhiều gạch đá.
Từ thực trạng trên, Hà Nội dự kiến trong thời gian tới sẽ nạo vét toàn bộ bùn ở hồ Hoàn Kiếm, xử lý nước bằng chế phẩm Redoxy-3C và bổ cập thường xuyên nước vào trong hồ.
Công ty Thoát nước Hà Nội dự kiến nạo vét tổng thể, thanh thải bùn, phế thải tồn đọng dưới đáy hồ, xử lý nước bằng chế phần Redoxy-3C.
Trước khi thực hiện, Công ty Thoát nước Hà Nội lấy ý kiến các chuyên gia, nhân dân để báo cáo cụ thể UBND TP Hà Nội phương án thực hiện.
Rác,túi nilon,vỏ kẹo… được vứt xuống hồ khiến mặt hồ cũng bị ô nhiễm
Mục tiêu đặt ra nhằm cải thiện môi trường nước, bảo tồn hệ thủy sinh, trở thành một khu vực cảnh quan môi trường đẹp của Thủ đô
Công ty Thoát nước cũng đề xuất phương án duy trì mực nước thường xuyên khoảng 2m, nhằm bảo đảm độ lắng đọng nước.
Cụ thể, tổng khối lượng nạo vét là 57.400 m3, diện tích khu vực nạo vét bùn hơn 97.455 m2
Phạm vi nạo vét phải đảm bảo cách mép chân kè các công trình trên là 7m.
Lớp bùn lắng đọng của đáy hồ ngày một dày gây ảnh hưởng tới môi trường sống của những sinh vật dưới hồ do chứa nhiều kim loại nặng và khí độc.
Đơn vị đề xuất nạo vét toàn bộ lòng hồ đến cao độ +5,6m để đảm bảo không bị sạt lở kè xung quanh hồ, kè Tháp Rùa, kè đền Ngọc Sơn.