Đường tinh chế. Đường tinh chế góp phần vào việc làm tích tụ mỡ trong cơ thể, và điều này thường dẫn đến béo phì. Đường cũng được biết đến là nguyên nhân gây tăng huyết áp, đặc biệt ở những người thừa cân, theo Msn.
Cà phê. Đồ uống có chứa caffeine như cà phê có thể gây ra hiện tượng huyết áp tăng lên đến mức báo động. Khi vào cơ thể, caffeine khiến các tuyến thượng thận giải phóng cortisol và adrenaline dư thừa - những chất này là tác nhân làm huyết áp tăng cao.
Thức ăn nhanh. Thức ăn nhanh, đặc biệt là khoai tây chiên thường chứa các loại dầu làm từ chất béo trans, dễ dẫn đến béo phì và bệnh tim. Ngoài ra, thức ăn nhanh còn chứa rất nhiều natri nên cũng là nguyên nhân làm tăng huyết áp.
Sodium. Các loại thực phẩm như giăm bông, thức ăn đông lạnh, súp đóng hộp… chứa một lượng lớn muối. Và muối là một trong những thủ phạm từ lâu đã được biết đến là nguyên nhân làm tăng huyết áp, theo Msn.
Thực phẩm đóng hộp. Những thực phẩm chế biến chứa một lượng lớn natri có thể trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng loại bỏ nước của thận. Việc lưu giữ nước góp phần vào làm huyết áp tăng cao.
Thực phẩm Trung Quốc. Thông thường các món ăn Trung Quốc chứa rất nhiều natri. Nếu bạn thêm nước tương vào các món ăn đó đồng nghĩa với việc bạn đang đặt huyết áp của mình vào tình trạng báo động.
Pizza đông lạnh. Bánh pizza đông lạnh có thể chứa nhiều hơn 2.500 mg natri, cùng với rất nhiều carbohydrate và chất béo. Thực phẩm này có thể góp phần làm tăng huyết áp.
Cải chua. Cải chua cũng chứa một lượng đáng kể natri. Món ăn hấp dẫn này là thủ phạm làm tăng huyết áp.
Đồ uống ngọt. Đồ uống có đường có thể dẫn đến béo phì và gây ra hiện tượng lắng đọng chất béo dư thừa. Như đã biết, béo phì thường dẫn đến tăng huyết áp, kháng insulin và tiểu đường, theo Msn.
Rượu. Tiêu thụ một lượng rượu nhỏ đã được chứng minh là có lợi cho sức khỏe tim mạch và thậm chí có thể làm hạ huyết áp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra thói quen tiêu thụ nhiều hơn 1 ly rượu một ngày có thể làm huyết áp tăng cao.