Điểm danh những dự án ẵm giải thưởng KHKT quốc gia dành cho học sinh

Điểm danh những dự án ẵm giải thưởng KHKT quốc gia dành cho học sinh
TPO - Cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia năm 2020 năm học 2019 - 2020 diễn ra từ ngày 19 - 20/6 tại thành phố Đà Nẵng. Với 20 lĩnh vực, học sinh Việt Nam đã bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học từ khi còn ngồi trên ghế trường phổ thông.

Cuộc thi năm nay có sự tham gia của 67 đơn vị dự thi, trong đó có 60 sở GD&ĐT và 7 đơn vị phổ thông trực thuộc Bộ, với 137 dự án (cấp THPT là 120 dự án, cấp THCS là 17 dự án) của 253 học sinh.

Điểm danh những dự án ẵm giải thưởng KHKT quốc gia dành cho học sinh ảnh 1 Học sinh đang chuẩn bị cho phần thi của mình
75 trong tổng số 137 dự án đã đạt giải của cuộc thi. Trong số này, có 11 dự án đạt giải nhất (21 học sinh), 16 dự án đạt giải nhì, 21 dự án đạt giải ba và 27 dự án đạt giải tư.
Điểm danh những dự án ẵm giải thưởng KHKT quốc gia dành cho học sinh ảnh 2 Dự án cánh tay robot hỗ trợ người khuyết tật của học sinh Quảng Trị đã rinh giải nhất cuộc thi
Đoàn học sinh Hà Nội thắng lớn với 2 giải nhất, 1 giải nhì trong tổng số 4 dự án tham dự cuộc thi. Học sinh Trường THPT Chuyên Khoa học tự nhiên, trường ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội có 2 dự án dự thi đều giành giải nhất.
Điểm danh những dự án ẵm giải thưởng KHKT quốc gia dành cho học sinh ảnh 3 Một dự án nghiên cứu thân thiện với môi trường
Một số tỉnh miền núi, điều kiện dạy học còn nhiều khó khăn nhưng cũng giành giải cao trong cuộc thi năm nay, như: Lào Cai có 2 dự án dự thi thì có 1 giải nhất, 1 giải nhì; Tuyên Quang cả 2 dự án đều giành giải nhì. Tỉnh đặc biệt khó khăn như Lai Châu cũng có cả 2 dự án đoạt giải (1 giải 3 và 1 giải tư),…
Điểm danh những dự án ẵm giải thưởng KHKT quốc gia dành cho học sinh ảnh 4 Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ (đứng thứ 2 từ phải sang) đang động viên chia sẻ với các học sinh có dự án nghiên cứu.
Các giải cao thể hiện sự quan tâm khá đa dạng trong nhiều lĩnh vực đời sống, xã hội của học sinh. Nhiều dự án liên quan đến vấn đề môi trường, sức khoẻ cộng đồng; điều trị bệnh ung thư như Nghiên cứu khả năng đánh dấu và ức chế tế bào gốc ung thư từ hệ nano phát quang đất hiếm, kháng thể (TMC) định hướng điều trị đích căn bệnh ưng thư của học sinh trường THPT chuyên Hùng Vương, Gia Lai; những người khuyết tật cần thiết bị hỗ trợ như “Robot hỗ trợ người khuyết tật”,…
Điểm danh những dự án ẵm giải thưởng KHKT quốc gia dành cho học sinh ảnh 5 Thứ trưởng cũng trao phần thưởng cho những dự án đạt giải nhất
Những dự án thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, hành vi cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt khi thể hiện sự trăn trở, trách nhiệm của học sinh trước những vấn đề của đời sống, xã hội. Đơn cử như dự án nghiên cứu về "Cảm nhận cuộc sống của trẻ em bán hàng rong người dân tộc thiểu số ở Sa Pa" của học sinh Trường THPT Chuyên Lào Cai đã giành giải nhất cuộc thi, Biện pháp nâng cao nhận thức về hành vi theo đuổi hình tượng "Ngôi sao ảo trên mạng xã hội" của học sinh THPT tỉnh Hà Tĩnh Những dự án về lĩnh vực kỹ thuật cơ khí cũng đoạt giải cao (giải nhì) gắn với vấn đề thời sự, được cả xã hội quan tâm là an toàn giao thông cũng gây chú ý, như: “Thiết bị hạn chế tai nạn do nhầm chân phanh, ga trên ô tô dân dụng” của học sinh THPT Nguyễn Huệ (Hà Nội); “Hệ thống kiểm tra, báo hiệu, ngăn chặn nguy cơ làm mất an toàn giao thông do nồng độ cồn của tài xế và sự thiếu kiểm soát số lượng người trên xe ô tô” của học sinh Trường THPT Thái Hoà (Tuyên Quang), Trợ lí hành trình trên xe ô tô của học sinh trường THPT chuyên Cao Bằng… Phát biểu tại lễ bế mạc cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh trung học năm học 2019 - 2020, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ yêu cầu cần đẩy mạnh việc khuyến khích học sinh phổ thông nghiên cứu khoa học, tiếp tục khơi dậy niềm đam mê sáng tạo cho mỗi học sinh; đẩy mạnh đổi mới cách dạy, cách học; thực hiện tinh thần đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ngay từ chương trình hiện hành, hướng tới phát triển, phẩm chất năng lực cho học sinh…

Ông Độ cũng yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh việc kết nối với các trường đại học, cao đẳng và kết nối với các doanh nghiệp để cùng hỗ trợ nghiên cứu khoa học cho học sinh; đẩy mạnh thực hiện giáo dục STEM trong các nhà trường.

MỚI - NÓNG