Điểm chuẩn ngành hóa dược cao nhất là 23,5

Điểm chuẩn ngành hóa dược cao nhất là 23,5
TPO - Năm 2010, điểm chuẩn ngành Hóa dược dao động từ 17-23,5 điểm. Đây là ngành ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội nên trong xu hướng vẫn “hot”.

Những trường đào tạo ngành Hóa dược gồm: ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia Hà Nội), ĐH Dược Hà Nội, ĐH Bách Khoa Hà Nội, ĐH Cần Thơ...

Trường ĐH Khoa học Tự nhiên xây dựng và đào tạo ngành Hóa dược (sinh viên được cấp bằng cử nhân Hóa dược) gồm bốn chuyên ngành: Dược liệu, Tổng hợp Hóa dược, Sinh tổng hợp Hóa dược, cấu trúc và hoạt tính của các hợp chất có hoạt tính sinh học.

Lĩnh vực Dược có hai nhánh. Một nhánh đào tạo cán bộ nghiên cứu, chế tạo các hợp chất sinh học để làm thuốc (gọi là kỹ sư hoặc cử nhân Hóa dược); nhánh còn lại đào tạo Dược sỹ, bào chế, hướng dẫn sử dụng thuốc.

Ngành Hoá dược, dù đào tạo ở trường nào, cũng phải có kiến thức chung như nhau, chỉ khác nhau về tỷ lệ giữa các khối kiến thức cơ bản và kỹ thuật cụ thể.

Trước đây, trường ĐH Dược Hà Nội đào tạo cả hai nhánh là Dược sỹ và Kỹ sư Hóa dược. Sau đó,ì bên Hoá dược ít được đầu tư (đầu tư cho ngành này rất tốn kém) nên số kỹ sư Hóa dược được đào tạo ít, trường chủ yếu đào tạo Dược sỹ.

Mục tiêu, kiến thức, kỹ năng

Điểm chuẩn năm 201 của ĐH Dược Hà Nội: 23,5 điểm.

ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc Gia Hà Nội): 18 điểm.

ĐH Bách Khoa Bách Khoa Hà Nội: 17 điểm.

ĐH Cần Thơ: 19 điểm.

Trang bị cho sinh viên kiến thức đại cương về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, những kiến thức cơ bản về hoá học; được tiếp cận, thực hành trên những trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ nghiên cứu khoa học và nâng cao kỹ năng thực hành.

Những kiến thức cơ sở của ngành và chuyên ngành, hình thành và phát triển tư duy nghiên cứu và làm việc độc lập, có khả năng ứng dụng hoá học vào giải quyết các bài toán thực tế trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kinh tế, xã hội.

Ngoại ngữ: khi tốt nghiệp, sinh viên có trình độ tiếng Anh đạt chuẩn IELTS ≥ 4.0 điểm hoặc tương đương.

Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp ở các trình độ theo các ngành đào tạo: Sinh viên tốt nghiệp có đủ khả năng đảm nhận các công việc phù hợp với chuyên môn tại bất kỳ nơi nào ở trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng, THPT; hay làm việc tại các viện nghiên cứu, các công ty, nhà máy xí nghiệp dược phẩm, các cơ quan quản lý, các cơ sở sản xuất và kinh doanh sử dụng kiến thức hoá học, hoặc có thể được đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước.

Hóa học có rất nhiều lĩnh vực. Theo các nhà hóa học, với xu hướng xã hội hiện nay, các ngành Hóa học liên quan đến lĩnh vực: Hóa dược, Hóa học vật liệu (vô cơ và hữu cơ), Hóa sinh, Hóa Môi trường, Hoá thực phẩm luôn “hot”.

Những ngành học đáng chú ý:

> Học ngành Thủy văn dễ tìm việc làm
> Ngành công nghệ hạt nhân thiếu nhân lực trầm trọng
> Học ngành công nghệ thông tin dễ tìm việc
> Học ngành Dược nhanh giàu
> Bạn muốn thi ngành Tiếng Anh thương mại, hãy chú ý!
> Điểm chuẩn ngành Luật kinh doanh khá cao
> Ngành Kinh tế chính trị học, làm gì?
> Ngành Kế toán học, làm gì?
> Điểm chuẩn ngành kinh tế phát triển khá cao
> Ngành Tài chính- ngân hàng: Đầu vào ngất ngưởng
> Học ngành kế toán, ra trường làm gì?
> Học quản trị kinh doanh, ra trường làm CEO
> Ngành kinh tế đối ngoại học, làm gì?

Theo Viết
MỚI - NÓNG
Hà Nội 'chốt' mức chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ
Hà Nội 'chốt' mức chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ
TPO - Theo Nghị quyết vừa được thông qua, các cơ quan, đơn vị sẽ dành 0,5 lần quỹ lương cơ bản (0,5 lần của 0,8 quỹ thu nhập tăng thêm, tức khoảng 62,5%) để chi thu nhập tăng thêm hằng tháng cho toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức. Với 0,3 lần quỹ lương cơ bản còn lại để chi thu nhập tăng thêm cuối năm dựa theo đánh giá, xếp loại hàng năm.