Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng

Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng
Việc đi xe côn tay tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa biết và vận hành chiếc xe đúng cách. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho những người mới làm quen với loại xe này.

Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng

Việc đi xe côn tay tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều người chưa biết và vận hành chiếc xe đúng cách. Dưới đây là một số kinh nghiệm dành cho những người mới làm quen với loại xe này.

Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng ảnh 1
 

1. Khởi động

Theo kinh nghiệm của một số người chạy xe lâu năm, xe để nguội chừng vài ba giờ thì lượng nhớt trong máy đều chảy xuống phía dưới bình chứa. Do đó, khi khởi động động cơ, cần để máy ở chế độ ga nhỏ vài ba phút cho nhớt kịp “bơm” lên các chi tiết rồi mới chạy ga lớn. Mục đích của việc làm này là để đảm bảo bôi trơn các chi tiết máy cho máy chạy êm hơn.

Một kinh nghiệm nữa về ga-răng-ti là nếu khi máy nguội không có ga-răng-ti có nghĩa là máy đang thiếu xăng (bỏ qua các nguyên nhân khác như dơ su-páp, không kín hơi…) nên đóng vít gió thêm 1 chút theo nguyên tắc gió nhiều (mở ốc gió) thì xăng ít, gió ít (đóng ốc gió) thì xăng vào nhiều hơn.

Trước khi vào số nên nẹt pô (vê ga) vài lần cho xăng vào đủ ở bộ chế hoà khí. Nhiên liệu dễ nạp vào buồng đốt làm xe khởi động tốt hơn.

2. Sử dụng côn, số

Nhiều người mới chạy xe côn tay thường không làm chủ được việc chuyển số. Nên kiểm tra độ nhạy của tay côn cho vừa tầm tay, thông thường là ở khoảng 1/3 hoặc ½ tay côn nhả ra và bắt côn là ổn.

Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng ảnh 2
 

Không nên để côn quá lỏng hoặc quá “nhạy”. Nếu côn nhạy quá thì dễ bị tuột, côn bắt không tốt, còn quá lỏng thì vào số khó và có tiếng kêu chuyển nhông. Nguyên tắc của côn số là “cắt nhanh, nhả từ từ” có nghĩa là khi cắt côn, tay bóp nhanh, khi nhả côn thì cần từ từ . Hạn chế “ép côn” vì dễ làm mòn nhanh các lá côn.

Khi chạy xe thì tuỳ theo tốc độ và lực kéo của xe mà để số phù hợp. Thông thường, theo kinh nghiệm của một số người dùng, nên khởi động từ số 1, chuyển số 2 ở tốc độ dưới 20km/h, số 3 ở tốc độ dưới 25km/h, số 4 dưới 30km/h và số 5 chạy với xe đủ đà trên 30km/h.

Một đặc điểm dễ nhận thấy ở xe côn tay là nếu máy bị nặng sẽ có âm thanh kêu ở bộ nhông số và xe giật cục. Vậy nên chú ý, nếu xe có hiện tượng giật cục là số không phù hợp tốc độ, lúc đó cần trả về số nhỏ hơn.

3. Trả số về số 0

Việc trả về số 0 (số N, số mo) cũng là vấn để nan giải cho những người đi xe lạ. Đối với từng chiếc xe, người dùng quen với chứng tật của xe là chủ yếu. Nhưng trên nguyên tắc chung, nếu xe đang ở số 2 thì đạp ½ cần số về phía trước; ở số 1 thì móc ½ cần số về phía sau, bạn nên tạo cảm giác nhận biết tua máy và tua bánh bằng nhau thì xe rất dễ về số 0.

Đi xe máy côn tay thế nào cho đúng ảnh 3
 

Nếu xe dừng, máy còn nổ thì nên vừa “vê” ga nhè nhẹ vừa nhấp nhẹ tay côn vừa đạp cần số cho về hết ở số 1 (nếu quen xe có thể về luôn số 0). Bạn cũng có thể vừa buông tay côn cho xe giật 1 chút, bóp nhanh tay côn, đúng lúc đó móc nhẹ chân số về phía sau để về số 0.

Một cách hay nhất là khi chuẩn bị dừng có dự tính trước, bạn nên trả số từ lớn đến nhỏ lúc xe còn chạy thì rất dễ. Với xe quen có thể dừng lại ở ngã tư đèn đỏ bằng số 0 dễ dàng.

Theo Autodaily

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG