Dệt may 'khó nuốt' cơ hội vàng TTP

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
TP - Tăng đơn hàng, sức cạnh tranh, kéo thuế suất về 0%... là những “cơ hội vàng” đặt ra từ Hiệp định Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) cho ngành dệt may.

> TPHCM cần 25.000 lao động trong tháng 9
> Những phận người kém may

Tại Hội nghị TPP và ảnh hưởng đến Dệt may Việt Nam, do UBND TP Đà Nẵng phối hợp Hiệp hội Dệt may VN tổ chức sáng 6/9, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN Nguyễn Văn Tuấn thông tin: Hơn chục nước thành viên tham gia TPP đang nỗ lực tại các vòng đàm phán để sớm thông qua hiệp định này trong năm nay. Theo đó, TPP loại bỏ từ 90% trở lên các rào cản cho hàng hóa, dịch vụ (dệt may, giày da, nông nghiệp...) của đối tác tham gia hiệp định; sớm kéo thuế suất các mặt hàng về 0%.

Những năm gần đây, tổng xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt gần 20 tỉ USD, trong đó, chủ yếu thị trường Mỹ (50%), EU, Nhật Bản.

Các chuyên gia kinh tế cũng cảnh báo hàng loạt thách thức tiềm ẩn từ TPP. Đón đầu xu thế TPP, nhiều DN dệt may cả nước mở rộng sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, hầu hết số DN này thuộc về DN dệt may có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) từ Hàn Quốc, Trung Quốc... TPP đặt ra quy định khắt khe về xuất xứ đối với hàng dệt may. Từ kéo sợi, dệt- nhuộm-hoàn tất và may phải được làm tại các nước thành viên TPP. Để các DN Việt được hưởng thuế suất 0%, các quy trình này chỉ có thể làm tại VN. Trong khi đó, theo ông Tuấn, gần 90% nguyên liệu dệt nhuộm phải nhập từ nước ngoài.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Kinh nghiệm khi thực hiện cứu hộ đồng bào vùng lũ
Kinh nghiệm khi thực hiện cứu hộ đồng bào vùng lũ
TPO - Nhiều đội nhóm tình nguyện khắp nơi chở theo xuồng hơi, sup, ca nô... hướng về miền Bắc giúp đỡ bà con vùng lũ. Tuy nhiên, không phải ai cũng thạo địa hình, rành con nước, có khả năng ứng cứu trong các tình huống. Những “chiến binh” cứu hộ từng chinh chiến khắp các trận mưa lũ ở miền Trung chỉ ra nhiều kinh nghiệm khi tiếp cận vùng ngập lũ.
Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc
Rau củ, quả sẽ liên tục ra Bắc
TP - Hàng trăm tấn hàng hóa gồm rau xanh, lương thực thực phẩm, đồ dùng thiết yếu… đã được các hệ thống siêu thị, doanh nghiệp ở TPHCM và các tỉnh phía Nam đưa ra Bắc để hỗ trợ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3.