Đề xuất xây tường dưới biển chống tan băng: Kỳ quặc, điên rồ?

Đề xuất xây tường dưới biển chống tan băng: Kỳ quặc, điên rồ?
Việc xây dựng những bức tường lớn ở Greenland và Nam Cực sẽ ngăn các tảng băng tiếp xúc với nước biển, kéo theo sự suy giảm mạnh về tốc độ tan băng.

Biến đổi khí hậu là một vấn đề hết sức nghiêm trọng, và dường như chúng ta đang rơi vào tình cảnh tuyệt vọng đến mức sẽ thực hiện mọi biện pháp có thể để ngăn chặn nó tiếp diễn. 

Chỉ cắt giảm CO2 thải ra và đầu tư vào năng lượng tái tạo là không đủ để dừng việc trái đất nóng lên, chưa kể đến việc những hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và gia tăng mực nước biển ở thời điểm hiện tại gần như là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, biết đâu ta lại làm được điều gì đó thì sao? Nhiều chuyên gia đã đề xuất những phương án như cloud seeding (bạn có thể đọc bài viết chi tiết về cloud seeding tại đây ), che khuất mặt trời từ ngoài không gian, chôn sắt xuống biển để khiến tảo sinh sôi nảy nở nhanh hơn... 

Đây là những phương pháp cần phải được thực hiện ở quy mô lớn nhưng tiềm ẩn không ít hậu quả khôn lường, dẫu vậy có lẽ ta phải chấp nhận rủi ro mà thôi.

Một nhà khoa học chuyên về lĩnh vực kết băng học (nghiên cứu về băng) ở Đại học Princeton đã nghĩ ra sáng kiến để giải quyết một trong các rắc rối lớn nhất của thay đổi khí hậu. Ông Michael Wolovick đề nghị xây dựng một bức tường khổng lồ ở dưới nước để làm chậm quá trình tan băng ở hai cực.

Đề xuất xây tường dưới biển chống tan băng: Kỳ quặc, điên rồ? ảnh 1

Cloud seeding

Chỉ nghe qua thì ta đều nghĩ đây là một ý tưởng khá kỳ quặc và điên rồ, dẫu vậy nếu xem xét các giả định của ông thì ta sẽ thấy nó rất hợp lý. 

Số liệu của Wolovick cho thấy việc xây dựng những bức tường lớn ở Greenland và Nam cực sẽ ngăn các tảng băng tiếp xúc với nước biển, kéo theo sự suy giảm mạnh về tốc độ tan băng.

Những bước tường này sẽ không giống như con đê, con đập thông thường mà sẽ được đặt dưới mặt nước. 

Dù không thể ngăn chặn toàn bộ nước biển, nhưng cũng đủ để chặn dòng hải lưu nóng tiếp cận và làm tan băng. Theo thông số mà Wolovick thu nhận được, sáng kiến của ông có khả năng gia tăng “tuổi thọ” của những tảng băng này lên gấp 10 lần.

Không giống những đề xuất có phần liều lĩnh kia, ý tưởng của ông Wolovick có thể sẽ không để lại tác động xấu gì đến môi trường xung quanh.  

Những bức tường này không giúp ta thay đổi khí hậu hay thời tiết gì cả, thay vào đó chúng chỉ là thứ cầm chừng để ta bớt phải lo ngại về việc mực nước biển đang ngày một dâng cao.

Theo Theo Trí thức trẻ
MỚI - NÓNG