> Tỷ phú Hoàng Sa
> Thông đường dây nóng nghề cá với Trung Quốc
Ngư dân cần được hỗ trợ một cách bài bản hơn. ảnh: Anh Thư . |
Mỗi trung tâm gồm có cảng cá, dịch vụ hậu cần, nhà máy chế biến, cơ sở đào tạo nguồn lực cho kinh tế biển… Ngoài nghiệp đoàn nghề cá đang được thực hiện thí điểm tại các tỉnh Phú Yên, Quảng Ngãi, Kiên Giang và Ninh Thuận, các địa phương cần thành lập các tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển, hình thành mô hình thu mua, vận chuyển và dịch vụ hậu cần nghề cá trên biển, để rút ngắn thời gian bảo quản, sớm đưa sản phẩm vào bờ.
Theo Tổng cục Thủy sản, ngoài việc đầu tư cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống 83 cảng cá đáp ứng khoảng 82.000 tàu cập cảng, đã và đang xây dựng 65 khu neo đậu tránh trú bão. Tàu công suất từ 90 mã lực trở lên hiện có hơn 28.000 chiếc, chiếm gần 24% số tàu cá cả nước. Năm 2012, sản lượng hải sản khai thác đạt 2,63 triệu tấn và kim ngạch xuất khẩu gần 2,2 tỷ USD…, tạo sinh kế và việc làm cho trên 4 triệu lao động, góp phần vào việc bảo vệ chủ quyền, an ninh vùng biển, đảo của Tổ quốc.
Tuy nhiên, việc hỗ trợ ngư dân còn nhiều hạn chế, đời sống ngư dân còn bấp bênh. Hội thảo thống nhất, thời gian tới, việc hỗ trợ ngư dân cần tập trung vào mục tiêu nâng cao chất lượng hải sản, khuyến khích đánh bắt xa bờ, tập trung đầu tư cho các ngành hải sản mũi nhọn theo từng khu vực để tăng giá trị sản phẩm cũng như xuất khẩu điều chỉnh các chính sách hỗ trợ ngư dân khi gặp thiên tai trên biển...