Cũng theo theo ông Việt, lý do không đề xuất đặt tên quận mới là Mỹ Đình dù Mỹ Đình cũng hay, ấn tượng bởi qua nắm bắt dư luận thấy rằng, lấy tên một xã đặt cho quận thì các xã khác không đồng tình nên không đưa vào phương án chọn.
Huyện Từ Liêm sẽ tách thành 2 quận với ranh giới là đường 32. |
Ý kiến nhân dân về việc tách huyện thành 2 quận mới ra sao, thưa ông?
Hầu hết ý kiến người dân đều hồ hởi, phấn khởi và đồng thuận với chủ trương tách huyện Từ Liêm thành 2 quận và 23 phường như chỉ đạo của Chính phủ. Trên thực tế, việc tách quận sẽ mang lại cho người dân nhiều lợi ích. Khi chính thức lên quận, chắc chắn, nhiều vấn đề sẽ thay đổi theo hướng tích cực hơn.
Vì sao lại đưa ra phương án tên gọi 2 quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, người dân có đề xuất những tên gọi khác như Tây Thăng Long, Mỹ Đình?
Trong đề án đặt ra nhiều phương án. Có phương án đặt là quận Từ Liêm và quận Mỹ Đình hoặc quận Từ Liêm và Tây Thăng Long. Huyện đề xuất giữ tên Từ Liêm bởi tên này sau 52 năm xây dựng và trưởng thành, đã để lại nhiều ấn tượng trong các thế hệ.
Theo đó, lấy đường 32 làm ranh giới và chọn tên Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm để ghi nhận thành quả của Từ Liêm trong nhiều năm đổi mới. Trong đó, tên Từ Liêm được ưu tiên cho quận phía Bắc vì là nơi có làng Chèm, gốc của huyện Từ Liêm.
Tên Mỹ Đình cũng hay, ấn tượng song qua nắm bắt dư luận thấy rằng, lấy tên một xã đặt cho quận thì các xã khác không đồng tình nên không đưa vào phương án chọn.
Tương tự, tên Tây Thăng Long cũng rất hay song không thỏa đáng, vì Thăng Long là tên cố đô, nên người dân cho rằng nếu đặt tên quận là không xứng tầm. Tất nhiên, tên chính thức cuối cùng sẽ do Chính phủ quyết định.
Có ý kiến cho rằng thời gian lấy ý kiến quá gấp rút?
Thực ra, đề án tách huyện đã khởi động từ năm 2006 nhưng do nhiều lý do khác nhau, đề án đã tạm dừng. Cho nên, thông tin này đã lan truyền từ rất lâu trong nhân dân huyện Từ Liêm. Việc lắng nghe ý kiến nhân dân đã thực hiện từ đó tới nay. Còn đợt này có thể coi như cao điểm tiếp thu ý kiến nhân dân.
Sau khi tách quận, các giấy tờ nhân thân, hộ tịch của nhân dân (hộ khẩu, chứng minh nhân dân...) sẽ phải thay đổi theo?
Nếu việc tách huyện thành 2 quận có hiệu lực, đương nhiên, tên các thôn, xã, huyện đều thay đổi theo. Điều đó khiến các giấy tờ của nhân dân hay cơ quan công quyền cũng phải đổi theo. Khối lượng công việc rất lớn và chúng tôi đang triển khai rất tích cực, có trách nhiệm.
Huyện có đề xuất thời điểm 2 quận mới chính thức đi vào hoạt động?
Hiện nay, huyện đang làm việc hết sức khẩn trương triển khai các khâu theo đúng quy trình. Có ngày, lãnh đạo huyện phải làm việc tới hơn 1h sáng để xem xét các vấn đề liên quan. Còn về thời điểm, các cấp có thẩm quyền gợi ý là 2 quận mới sẽ đi vào hoạt động từ đầu quý III-2014, có thể từ 1-7-2014. Tuy nhiên, đó mới chỉ là dự kiến, còn thẩm quyền quyết định việc này thuộc về Chính phủ.
Theo An ninh Thủ đô
Xem thêm:
>Giá nhà, đất huyện Từ Liêm trước ngày lên quận
>Quận Bắc Từ Liêm rộng hơn Nam Từ Liêm khoảng 1.000ha